1400+ câu trắc nghiệm Kinh tế Vi mô
Chia sẻ 1400+ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế vi mô như hành vi của các chủ thể kinh tế trong thị trường đối với việc ra quyết định phân bổ hiệu quả các nguồn lực... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Giá thị trường:
A. Đo sự khan hiếm
B. Truyền tải thông tin
C. Tạo động cơ
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 2:
Đường cầu cá nhân về một hàng hóa hoặc dịch vụ:
A. Cho biết số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà một cá nhân sẽ mua ở mỗi mức giá
B. Cho biết giá cân bằng thị trường
C. Biểu thị hàng hóa hoặc dịch vụ nào sẽ được thay thế theo nguyên lý thay thế
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 3:
Ý tưởng là có các hàng hóa hoặc dịch vụ khác có thể có chức năng là các phương án thay thế cho một hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể gọi là:
A. Luật cầu
B. Nguyên lý thay thế
C. Đường cầu thị trường
D. Nguyên lý khan hiếm
-
Câu 4:
Nếu biết các đường cầu cá nhân của mỗi người tiêu dùng thì có thể tìm ra đường cầu thị trường bằng cách:
A. Tính lượng cầu trung bình ở mỗi mức giá
B. Cộng tất cả các mức giá lại
C. Cộng lượng mua ở mức giá của các cá nhân lại
D. Tính mức giá trung bình
-
Câu 5:
Khi giá tăng lượng cầu giảm dọc trên một đường cầu cá nhân vì:
A. Các cá nhân thay thế các hàng hóa và dịch vụ khác
B. Các cá nhân thay thế các hàng hóa và dịch vụ khác
C. Một số cá nhân rời bỏ thị trường
D. Một số cá nhân gia nhập thị trường
-
Câu 6:
Khi giá tăng lượng cầu giảm dọc theo đường cầu thị trường vì:
A. Các cá nhân thay thế các hàng hóa và dịch vụ khác
B. Một số cá nhân rời bỏ thị trường
C. Một số cá nhân gia nhập thị trường
D. A và B
-
Câu 7:
Khi giá tăng lượng cung tăng dọc theo đường cung cá nhân vì:
A. Giá cao hơn tạo động cơ cho các hãng bán nhiều hơn
B. Nguyên lý thay thể dẫn đến các hãng thay thế các hàng hóa và dịch vụ khác
C. Đường cung thị trường là tổng của tất cả số lượng do cá nhân các hãng sản xuất ra ở mỗi mức giá
D. B và C
-
Câu 8:
Khi giá tăng lượng cung tăng dọc theo đường cung thị trường vì:
A. Ở giá cao hơn nhiều hãng sẵn sàng gia nhập thị trường để sản xuất hàng hóa hơn
B. Mỗi hãng ở trong thị trường sẵn sàng sản xuất nhiều hơn
C. Đường cung thị trường là tổng của tất cả số lượng do cá nhân các hãng sản xuất ra ở mỗi mức giá
D. A và B
-
Câu 9:
Việc cắt giảm sản lượng dầu của OPEC làm tăng giá dầu vì:
A. Quy luật hiệu suất giảm dần
B. Quy luật đường cầu co dãn
C. Đường cầu dốc xuống
D. Tất cả các lý do trên
-
Câu 10:
Tăng giá sẽ dẫn đến lượng cầu giảm vì:
A. Người cung sẽ cung số lượng nhỏ hơn
B. Một số cá nhân không mua hàng hóa này nữa
C. Một số cá nhân mua hàng hóa này ít đi
D. B và C
-
Câu 11:
Nếu trong hình E là cân bằng ban đầu trong thị trường lương thực và E’ là cân bằng mới, yếu tố có khả năng gây ra sự thay đổi này là:
A. Thời tiết xấu làm cho đường cầu dịch chuyển
B. Thời tiết xấu làm cho đường cung dịch chuyển
C. Thu nhập của người tiêu dùng tăng làm cho đường cầu dịch chuyển
D. Cả cung và cầu đều dịch chuyển
-
Câu 12:
Sự thay đổi của yếu tố nào trong các yếu tố sau đây sẽ không làm thay đổi đường cầu về thuê nhà?
A. Quy mô gia đình
B. Giá thuê nhà
C. Thu nhập của người tiêu dùng
D. Giá năng lượng
-
Câu 13:
Hiệu suất giảm dần hàm ý:
A. Đường cầu dốc lên
B. Đường cầu dốc xuống
C. Đường cung dốc lên
D. Đường cầu dốc xuống
-
Câu 14:
Khi nói rằng giá trong thị trường cạnh tranh là “quá cao so với cân bằng” nghĩa là (đã cho các đường cung dốc lên):
A. hông người sản xuất nào có thể bù đắp được chi phí sản xuất của họ ở mức giá đó
B. Lượng cung vượt lượng cầu ở mức giá đó
C. Những người sản xuất rời bỏ ngành
D. Người tiêu dùng sẵn sàng mua tất cả những đơn vị sản phẩm sản xuất ra ở mức giá đó
-
Câu 15:
Nắng hạn có thể sẽ:
A. Làm cho người cung gạo sẽ dịch chuyển đường cung của họ lên một mức giá cao hơn
B. Gây ra cầu cao hơn về gạo dẫn đến một mức giá cao hơn
C. Làm cho người tiêu dùng giảm cầu của mình về gạo
D. Làm cho đường cung về gạo dịch chuyển sang trái và lên trên
-
Câu 16:
Một lý do làm cho lượng cầu về một hàng hóa tăng khi giá của nó giảm là:
A. Giảm giá làm dịch chuyển đường cung lên trên
B. Mọi người cảm thấy mình giàu thêm một ít và tăng việc sử dụng hàng hóa trên
C. Cầu phải tăng để đảm bảo cân bằng khi giá giảm
D. Ở các mức giá thấp hơn người cung cung nhiều hơn
-
Câu 17:
Mức giá mà ở đó số lượng hàng hóa người mua muốn mua để tiêu dùng cao hơn số lượng người bán muốn sản xuất để bán (đường cung dốc lên)
A. Nằm ở bên trên giá cân bằng dài hạn
B. Nằm ở bên dưới giá cân bằng dài hạn
C. Sẽ gây ra sự dịch chuyển của đường cầu trong dài hạn
D. Không thể có ngay cả trong ngắn hạn
-
Câu 18:
Trong thị trường cạnh tranh giá được xác định bởi:
A. Thị hiếu của người tiêu dùng
B. Sự sẵn sàng thanh toán của người tiêu dùng
C. Số lượng người bán và người mua
D. Tất cả các yếu tố trên
-
Câu 19:
Tăng cung hàng hóa X ở một mức giá xác định nào đó có thể do:
A. Tăng giá của các hàng hóa khác
B. Tăng giá của các yếu tố sản xuất
C. Giảm giá của các yếu tố sản xuất
D. Không nắm được công nghệ
-
Câu 20:
Câu nào trong các câu sau là sai? Giả định rằng đường cung dốc lên:
A. Nếu đường cung dịch chuyển sang trái và đường cầu giữ nguyên giá cân bằng sẽ tăng
B. Nếu đường cầu dịch chuyển sang trái và đường cung tăng giá cân bằng sẽ tăng
C. Nếu đường cầu dịch chuyển sang trái và đường cung dịch chuyển sang phải giá cân bằng sẽ giảm
D. Nếu đường cầu dịch chuyển sang phải và đường cung dịch chuyển sang trái giá cân bằng sẽ tăng
-
Câu 21:
“Giá cân bằng” trong thị trường cạnh tranh
A. Là giá được thiết lập ngay khi người mua và người bán đến với nhau trên thị trường
B. Sẽ ổn định nếu như đạt được nhưng không có ý nghĩa quan trọng trong đời sống thực tế do thiếu những lực lượng có xu hướng đẩy giá đến mức này
C. Không có ý nghĩa trong cuộc sống thực tế vì sự phân tích này không tính đến thu nhập, thị hiếu, hoặc các yếu tố khác ảnh hưởng đến cầu
D. Có xu hướng đạt được nhưng không nhất thiết phải đạt được ngày vì có các lực lượng cạnh tranh bất cứ khi nào giá ở mức khác với mức cân bằng
-
Câu 22:
Nếu đường cầu P = 100 – 40Q và cung P = 40 + 20Q thì giá và lượng cân bằng sẽ là:
A. P bằng 60, Q bằng 10
B. P bằng 10, Q bằng 6
C. P bằng 40, Q bằng 6
D. P bằng 20, Q bằng 20
-
Câu 23:
Cho cung về thịt là cố định, giảm giá cả sẽ dẫn đến:
A. Đường cầu về cá dịch chuyển sang phải
B. Đường cầu về cá dịch chuyển sang trái
C. Tăng giá thịt
D. Giảm giá thịt
-
Câu 24:
Bốn trong số năm sự kiện mô tả dưới đây có thể làm dịch chuyển đường cầu về thịt bò đến một vị trí mới. Một sự kiện sẽ không làm dịch chuyển đường cầu thịt bò. Đó là:
A. Tăng giá một hàng hóa nào đó khác mà người tiêu dùng coi như hàng hóa thay thế cho thịt bò
B. Giảm giá thịt bò
C. Tăng thu nhập danh nghĩa của người tiêu dùng thịt bò
D. Chiến dịch quảng cáo rộng lớn của người sản xuất một hàng hóa cạnh tranh với thịt bò (ví dụ thịt lợn)
-
Câu 25:
Đường cầu của ngành dịch chuyển nhanh sang trái khi đường cung dịch chuyển sang phải, có thể hy vọng:
A. Giá cũ vẫn thịnh hành
B. Lượng cũ vẫn thịnh hành
C. Giá và lượng cung tăng
D. Giá và lượng cung giảm