1400+ câu trắc nghiệm Kinh tế Vi mô
Chia sẻ 1400+ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế vi mô như hành vi của các chủ thể kinh tế trong thị trường đối với việc ra quyết định phân bổ hiệu quả các nguồn lực... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Điều nào dưới đây là không đúng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo?
A. Có nhiều hãng.
B. Các hãng mới bị loại trừ.
C. Các hãng đưa ra thị trường các sản phẩm đồng nhất.
D. Từng hãng riêng lẻ không kiểm soát được giá thị trường.
-
Câu 2:
Mỗi hãng trong ngành A bán một sản phẩm tương đối phân biệt với nhau. Mỗi người bán muốn xâm nhập vào ngành này nhận thấy rằng điều này là khá dễ dàng với họ. Vậy ngành này là:
A. Cạnh tranh hoàn hảo.
B. Cạnh tranh độc quyền.
C. Độc quyền.
D. Độc quyền nhóm.
-
Câu 3:
Một sự giảm trong cung về ô tô ở Việt Nam có thể do:
A. Giá ô tô Trung Quốc nhập khẩu tăng lên.
B. Tiền lương của công nhân ô tô Việt Nam tăng lên.
C. Tăng lên trong cầu khiến giá ô tô tăng lên.
D. Giảm trong chi phí sản xuất thép.
-
Câu 4:
Chúng ta đang thử giải thích về quy luật cầu. Vậy khi giá bánh Pizza tăng thì:
A. Chi phí cơ hội của bánh pizza tăng dọc theo đường cầu.
B. Những người bán phát triển sản xuất và tăng lượng cung pizza.
C. Thu nhập tăng đối với những nhà sản xuất bánh pizza.
D. Chi phí cơ hội của các hàng hóa khác tăng lên.
-
Câu 5:
Cung về thuốc dị ứng tăng lên nhưng không có tác động lên số lượng cân bằng. Vậy cầu về thuốc dị ứng là:
A. Không co dãn hoàn toàn.
B. Co dãn.
C. Không co dãn.
D. Co dãn hoàn toàn.
-
Câu 6:
Những người bán dâu tây muốn tăng doanh thu của họ. Họ phải ________ giá khoảng 2000 đồng nếu họ tin rằng cầu về dâu tây là ________ trong khoảng giá đó.
A. Hạ, co dãn.
B. Hạ, không co dãn.
C. Tăng, co dãn.
D. Hạ, không co dãn hoàn toàn.
-
Câu 7:
Giá một vé xem bóng đá là 50.000 đồng. Ngay trước khi trận đấu bắt đầu, vé được trao đổi với giá là 500.000 đồng. Đối với một người đang cầm một tấm vé, chi phí cơ hội của việc vào sân xem trận đấu này là:
A. 50.000 đồng.
B. 450.000 đồng.
C. 500.000 đồng.
D. 550.000 đồng.
-
Câu 8:
Hồng Tuyết đã ăn 10 hạt dẻ và nhận thấy rằng, mỗi hạt dẻ ăn thêm đem lại thú vị ít hơn hạt dẻ trước đó. Chúng ta có thể suy luận rằng, đối với Hồng Tuyết thì:
A. Độ thỏa dụng biên về hạt dẻ là dương nhưng giảm dần.
B. Độ thỏa dụng biên về hạt dẻ là âm.
C. Tổng độ thỏa dụng về hạt dẻ đang giảm dần.
D. Tổng độ thỏa dụng đã đạt đỉnh.
-
Câu 9:
Lãi suất cao hơn sẽ khiến:
A. Tiêu dùng tương lai tăng.
B. Tiêu dùng hiện tại tăng.
C. Việc vay mượn hiện tại tăng.
D. Tiết kiệm hiện tại giảm.
-
Câu 10:
Loại hình thị trường nào có quảng cáo trên phạm vi toàn quốc nhiều nhất?
A. Cạnh tranh hoàn hảo.
B. Cạnh tranh độc quyền.
C. Độc quyền nhóm.
D. Độc quyền.
-
Câu 11:
Lợi nhuận dài hạn có khuynh hướng giảm tới zero trong cạnh tranh độc quyền vì:
A. Sản phẩm không đồng nhất.
B. Quy mô tương đối nhỏ của hãng.
C. Tự do nhập và xuất ngành.
D. Luật chống độc quyền.
-
Câu 12:
Trong cân bằng dài hạn, cạnh tranh độc quyền dư thừa năng lực sản xuất (capacity) vì:
A. Chi phí biên lớn hơn chi phí trung bình.
B. Doanh thu biên lớn hơn doanh thu trung bình.
C. Đường cầu có độ dốc âm.
D. Chi phí trung bình dài hạn giảm liên tục.
-
Câu 13:
So sánh với một người tối đa lợi nhuận, một người muốn tối đa hóa doanh thu cần:
A. Sản xuất ít hơn và đặt giá cao hơn.
B. Sản xuất ít hơn và đặt giá thấp hơn.
C. Sản xuất nhiều hơn và đặt giá cao hơn.
D. Sản xuất nhiều hơn và đặt giá thấp hơn.
-
Câu 14:
Loại hoạt động nào hiếm khi nào tạo ra lợi nhuận kinh tế:
A. Đổi mới ( inovation).
B. Khai thác một lợi thế do độc quyền.
C. Làm việc chăm chỉ suốt đời trong trang trại.
D. Chấp nhận rủi ro.
-
Câu 15:
Trong hai năm qua, tiền lương thực tế theo giờ đã giảm. Việc tăng lên trong tỷ phần tham gia của lực lượng lao động thời gian này có thể là kết quả của:
A. Hiệu ứng thay thế.
B. Hiệu ứng thu nhập.
C. Sự tăng lên trong tiền lương tối thiểu.
D. Di dân không thống kê được trong lực lượng lao động.
-
Câu 16:
Điều gì khiến cho tiền lương của những lao động trong các nông trại tăng lên?
A. Một sự gia tăng di dân đến từ các nước có lương thấp.
B. Một sự gia tăng hàng nông nghiệp nhập khấu.
C. Một sự cải thiện trong chất lượng máy nông nghiệp.
D. Những chủ nông trại trong vùng có được một đại diện chung để mặc cả tiền lương.
-
Câu 17:
Khi người ta vẫn còn học đại học, mặc dù biết rằng lợi suất do có bằng cấp cao hiện thấp hơn tỷ suất lợi tức tiết kiệm, điều này cho thấy:
A. Họ định giá thu nhập tương lai lớn hơn các ngân hàng định giá.
B. Họ từ bỏ sự ích kỷ của mình.
C. Họ cho rằng: có những lợi ích đối với giáo dục ngoài những tính toán tài chính.
D. Lãi suất chiết khấu phải âm.
-
Câu 18:
Người ta không thích đầu tư cho giáo dục của mình khi:
A. Thu nhập lao động của những người có giáo dục cao tăng lên.
B. Thu nhập lao động của những người có giáo dục thấp giảm đi.
C. Thu nhập lao động của những người có giáo dục cao giảm đi.
D. Chi phí giáo dục được bù đắp bởi các nguồn tài trợ.
-
Câu 19:
Theo kỳ vọng của các nhà hoạch định chính sách, tiền lương thực tế của tiền lương tối thiểu sau những điều chỉnh định kỳ là:
A. Tăng lên rõ rệt.
B. Hầu như không đổi so với mức tiền lương thực tế trung bình của xã hội.
C. Giảm xuống rõ rệt.
D. Dao động, giảm trong những năm trước 2004 và tăng trong những năm gần đây.
-
Câu 20:
Việc tiến hành công đoàn hóa trong công nhân có thể:
A. Làm giảm khả năng đình công, bãi công.
B. Dẫn đến tăng lương nhưng ôn hòa mà không xung đột.
C. Dẫn đến những yêu sách độc đoán trong các cuộc thương lượng.
D. Làm tăng sự quan tâm đến những vấn đề xã hội trong công nhân.
-
Câu 21:
Nếu lãi suất là 10%/năm giá trị hiện tại của một khoản thu nhập vĩnh viễn hàng năm 500USD sẽ là:
A. 10.000 USD.
B. 476,19 USD.
C. 5.000 USD.
D. Không xác định được.
-
Câu 22:
Giả sử có một cái máy tạo ra một dòng thu nhập hàng năm là 100USD, lãi suất là i%/năm, giá của cái máy đó là P. Khi đó một hãng sẽ mua cái máy này nếu:
A. 100* (1+i) =P.
B. 100/P < i.
C. 100/i > P.
D. 100/ (1+i) < P.
-
Câu 23:
Một nhân tố có vai trò quan trọng hơn trong quá trình sản xuất khi:
A. Cầu dẫn xuất co dãn hơn.
B. Cầu dẫn xuất kém co dãn hơn.
C. Tầm quan trọng trong tiến trình sản xuất không ảnh hưởng đến co dãn cầu dẫn xuất của hãng đó.
D. Tầm quan trọng trong tiến trình sản xuất có thể khiến cho co dãn cầu dẫn xuất tăng lên hoặc giảm đi.
-
Câu 24:
Các Chính phủ thường điều chỉnh việc định giá trong ngành khi thị trường mang đặc trưng bởi:
A. Cạnh tranh độc quyền.
B. Cạnh tranh hoàn hảo.
C. Độc quyền.
D. Độc quyền nhóm