1400+ câu trắc nghiệm Kinh tế Vi mô
Chia sẻ 1400+ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế vi mô như hành vi của các chủ thể kinh tế trong thị trường đối với việc ra quyết định phân bổ hiệu quả các nguồn lực... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Một nhà độc quyền sản xuất ở mức doanh thu biên vượt quá chi phí biên:
A. Công ty này có thể tăng lợi nhuận bằng cách tăng sản lượng.
B. Công ty này có thể tăng lợi nhuận bằng cách giảm sản lượng.
C. Công ty này đang tạo ra lợi nhuận kinh tế.
D. Công ty này đang kiếm được lợi nhuận kinh tế âm (thua lỗ).
-
Câu 2:
Sử dụng các thông tin sau về công ty X: TR = 1200 USD; TC = 400 USD; P = 12 USD; MR = 10 USD; TVC = 300 USD; MC = 6 USD. Đây là một công ty ________ và đang trong tình trạng ________.
A. Cạnh tranh hoàn hảo, ngắn hạn.
B. Độc quyền, ngắn hạn.
C. Độc quyền, dài hạn.
D. Cạnh tranh hoàn hảo, dài hạn.
-
Câu 3:
Công ty vàng Phú Nhuận là một công ty độc quyền sản xuất vàng miếng SJC có đường cầu co dãn. Nếu công ty này giảm giá, doanh thu biên sẽ ________ và tổng doanh thu sẽ ________.
A. Âm, tăng.
B. Âm, giảm.
C. Dương, giảm.
D. Dương, tăng.
-
Câu 4:
Công ty khai thác mỏ Bạch Tuyết là một công ty độc quyền mua trên thị trường lao động. Họ thuê 6 chú lùn với tổng chi phí là 98 USD. Nếu chú lùn thứ 7 được thuê thì tiền lương trả cho mỗi lao động sẽ là ________. Và chi phí biên của chú lùn thứ 7 sẽ là ________
A. 140USD, 20USD.
B. 20USD, 20USD.
C. 20USD, 42USD.
D. 140USD, 42USD.
-
Câu 5:
Những đặc trưng dưới đây là đặc trưng của thị trường cạnh tranh độc quyền, ngoại trừ:
A. Nhiều công ty.
B. Phân biệt sản phẩm.
C. Không có rào cản gia nhập ngành.
D. Phụ thuộc lẫn nhau.
-
Câu 6:
Trong cạnh tranh độc quyền, khi lợi nhuận được tối đa hóa, giá sẽ:
A. Bằng với doanh thu biên.
B. Lớn hơn chi phí biên.
C. Nhỏ hơn chi phí biên.
D. Bằng với chi phí biên.
-
Câu 7:
Công ty X là một trong những công ty độc quyền nhóm. Công ty này tin rằng các cạnh tranh của nó sẽ ________ giá của họ nếu công ty hạ giá của mình và sẽ ________ giá của họ nếu công ty tăng giá của mình.
A. Không hạ, tăng.
B. Không hạ, không tăng.
C. Hạ, tăng.
D. Hạ, không tăng.
-
Câu 8:
Khi chi phí biên của xã hội để sản xuất một hàng hóa vượt quá chi phí biên cá nhân thì:
A. Có quá nhiều sản phẩm được sản xuất bởi thị trường.
B. Giá thị trường quá cao.
C. Đó là một trường hợp ngoại ứng có lợi.
D. Có quá ít nguồn lực được phân bổ cho việc sản xuất hàng hóa này.
-
Câu 9:
Tính không hiệu quả được chỉ trong trong đồ thị đường giới hạn khả năng sản xuất bởi:
A. Một điểm nằm bên trong đường này.
B. Một điểm nằm bên ngoài đường này.
C. Một điểm ở đó đường này tiến đến trục tung.
D. Bất kỳ điểm nào không ở trên đường này.
-
Câu 10:
Doanh thu sản phẩm biên của lao động sẽ tăng nếu:
A. Năng suất lao động tăng lên.
B. Mức tiền lương giảm.
C. Cầu về sản phẩm giảm.
D. Cung về lao động tăng.
-
Câu 11:
Điểm nào trong số các điều dưới đây thích hợp nhất cho việc dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất ra bên ngoài?
A. Sự mở rộng bộc phát trong lực lượng lao động.
B. Tăng lên trong giá cổ phiếu.
C. Sự dịch chuyển các nguồn lực sản xuất từ hàng hóa tư bản sang hàng hóa tiêu dùng.
D. Gia tăng cầu về hàng hóa của công chúng.
-
Câu 12:
Thị trường hàng hóa tư nhân hoạt động tốt nhất khi: ○ Là thị trường của một nhà độc quyền.
A. Là thị trường cạnh tranh.
B. Được điều chỉnh bởi một cơ quan của Chính phủ.
C. Những hàng hóa công được yêu cầu.
-
Câu 13:
Khi chi phí trung bình lớn hơn chi phí biên thì:
A. Chi phí trung bình đang tăng lên.
B. Chi phí trung bình đang giảm xuống.
C. Chi phí biên đang tăng lên.
D. Chi phí biên đang giảm xuống.
-
Câu 14:
Chi phí biên được định nghĩa như là:
A. Giá trị tổng chi phí chia cho giá trị sản lượng đã sản xuất.
B. Mức thay đổi trong tổng chi phí biến đổi chia cho mức thay đổi trong số lượng sản phẩm đã sản xuất.
C. Mức thay đổi trong tổng chi phí biến đổi trung bình chia cho mức thay đổi trong số lượng sản phẩm đã sản xuất.
D. Mức thay đổi trong chi phí biến đổi trung bình chia cho mức thay đổi trong số lượng sản phẩm đã sản xuất.
-
Câu 15:
Nếu số lượng thuế phải nộp tăng khi thu nhập tăng, khi đó:
A. Thuế này là thuế tỉ lệ.
B. Thuế này là thuế lũy tiến.
C. Thuế này là thuế lũy thoái.
D. Không thể xác định với những thông tin trên.
-
Câu 16:
Với một đường cung đi qua gốc tọa độ, thặng dư sản xuất có thể đo bằng phần diện tích nằm giữa đường cung và:
A. Trục hoành (số lượng).
B. Đường cầu.
C. Đường thẳng đứng ở mức số lượng được cung.
D. Trục hoành và đường nằm ngang ở mức giá.
-
Câu 17:
Một hàng hóa có giá thị trường là zero cho chúng ta biết về:
A. Một hàng hóa không ai có nhu cầu ở bất kì mức giá nào.
B. Một hàng hóa mà số lượng được cung lớn hơn số lượng được cầu ở mức giá zero.
C. Một hàng hóa khan hiếm.
D. Một hàng hóa thứ cấp.
-
Câu 18:
Chi phí cố định bình quân (AFC) bằng:
A. ATC – AVC.
B. AVC + MC.
C. Điểm cực tiểu của ATC.
D. TC – TVC
-
Câu 19:
Một mức giá sàn được áp đặt cho thị trường sẽ:
A. Dẫn đến dư cung.
B. Dẫn đến dư cầu.
C. Phá hoại sản xuất.
D. Dẫn đến gia tăng giá chợ đen.
-
Câu 20:
Sự dịch chuyển dọc theo đường cung có thể được gây ra bởi:
A. Một sự cải tiến trong kỹ thuật sản xuất.
B. Một thay đổi trong giá đầu vào.
C. Một sự dịch chuyển trong đường cầu.
D. Tất cả những điều kể trên.
-
Câu 21:
Kinh tế học liên quan đến những nghiên cứu sâu rộng là làm như thế nào để:
A. Quyền lực chính trị được sử dụng một cách có đạo đức để kiếm tiền.
B. Các nguồn lực được phân bổ để thỏa mãn những nhu cầu của con người.
C. Tạo sự phù hợp giữa những thực phẩm và những lợi ích khác mà ngân sách gia đình bạn phải sử dụng.
D. Những đồng tiền khác nhau phụ thuộc vào nhau trong một hệ thống chung.
-
Câu 22:
Nếu cần 6 USD để mua một đơn vị hàng hóa A và 3 USD để mua một đơn vị hàng hóa b. Khi đó chi phí cơ hội của hàng hóa B tính theo hàng hóa A là:
A. 2
B. 1/2
C. -2
D. -1/2
-
Câu 23:
Đường giới hạn khả năng sản xuất không mô tả điều nào sau đây?
A. Sự khan hiếm.
B. Những nhu cầu bị giới hạn.
C. Chi phí cơ hội.
D. Sự lựa chọn bị ràng buộc
-
Câu 24:
Khi giá cam tăng, những người trồng cam sẽ:
A. Sử dụng những phương pháp tiên tiến hơn trong việc trồng cam.
B. Sử dụng nhưng phương pháp rẻ tiền hơn trong việc trồng cam.
C. Tăng cung (đường cung, biểu cung) về cam.
D. Giảm cung về cam.
-
Câu 25:
Hàng hóa A và B là hai hàng hóa thay thế nhau. Việc giảm trong giá hàng hóa A sẽ:
A. Giảm số lượng được cầu về hàng hóa B.
B. Tăng số lượng được cầu về hàng hóa B.
C. Giảm cầu hàng hóa B.
D. Tăng cầu hàng hóa B.