1400+ câu trắc nghiệm Kinh tế Vi mô
Chia sẻ 1400+ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế vi mô như hành vi của các chủ thể kinh tế trong thị trường đối với việc ra quyết định phân bổ hiệu quả các nguồn lực... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Giả sử rằng cung là co dãn hoàn toàn. Nếu đường cầu dịch chuyển sang phải thì:
A. Giá và lượng sẽ tăng
B. Lượng sẽ tăng nhưng giá giữ nguyên
C. Giá sẽ tăng nhưng lượng giữ nguyên
D. Cả giá và lượng đều không tăng
-
Câu 2:
Giả sử rằng cầu là hoàn toàn không co dãn và cung dịch chuyển sang trái thì:
A. Giá và lượng sẽ tăng
B. Lượng sẽ tăng nhưng giá giữ nguyên
C. Giá sẽ tăng nhưng lượng giữ nguyên
D. Cả giá và lượng đều không tăng
-
Câu 3:
Co dãn của cầu về sản phẩm A theo giá là 1,3 và đường cung dốc lên. Nếu thuế 1$ một đơn vị sản phẩm bán ra đánh vào người sản xuất sản phẩm A thì giá cân bằng sẽ:
A. Không thay đổi vì thuế đánh vào sản xuất chứ không phải vào tiêu dùng
B. Tăng thêm 1$
C. Tăng thêm ít hơn 1$
D. Giảm xuống ít hơn 1$
-
Câu 4:
Nói chung người tiêu dùng chịu phần lớn trong thuế khi cầu là:
A. Tương đối không co dãn
B. Co dãn đơn vị
C. Tương đối co dãn
D. Là như thế nào đó để người tiêu dùng luôn luôn chịu toàn bộ gánh nặng thuế
-
Câu 5:
Giả sử cung một hàng hóa là hoàn toàn không co dãn. Thuế 1$ vào hàng hóa đó sẽ làm cho giá tăng thêm:
A. 1$
B. Nhiều hơn 1$
C. 0,5$
D. Không câu nào đúng
-
Câu 6:
Chính phủ tuyên bố sẽ mua tất cả vàng do các mỏ nội địa cung ứng ở giá 50$ một chỉ. Sơ đồ nào – nếu có – trong các sơ đồ ở hình có thể sử dụng để mô tả đường cầu của chính phủ?
A. a
B. b
C. c
D. d
-
Câu 7:
Nếu cả cung và cầu đều tăng thì giá thị trường sẽ:
A. Tăng chỉ trong trường hợp cung không co dãn hoàn toàn
B. Không thể dự đoán được chỉ với các điều kiện này
C. Giảm nếu cung là co dãn hoàn toàn
D. Tăng chỉ nếu cầu là không co dãn hoàn toàn
-
Câu 8:
Nếu giá là 10$, lượng mua sẽ là 500 và ở giá 15$, lượng mua sẽ là 400 một ngày, khi đó co dãn của cầu theo giá xấp xỉ bằng:
A. 3,3
B. 0,7
C. 2,5
D. 1,8
-
Câu 9:
Co dãn của cầu theo giá lượng hóa:
A. Sự dịch chuyển của đường cầu
B. Sự dịch chuyển của đường cung
C. Sự vận động dọc theo đường cầu
D. Sự vận động dọc theo đường cung
-
Câu 10:
Nếu toàn bộ gánh nặng thuê tiêu thụ đặc biệt chuyển hết sang người tiêu dùng thì có thể nói rằng:
A. Cầu hoàn toàn không co dãn
B. Cầu co dãn hoàn toàn
C. Cầu co dãn hơn cung
D. Cung không co dãn cầu co dãn
-
Câu 11:
Nếu trần giá được đặt ra đối với đơn giá thuê nhà thì từ hình ta thấy:
A. Giá OC đi liền với số lượng nhà bỏ trống là FG
B. Giá OA đi liền với số lượng nhà bỏ trống là FG
C. Giá OC đi liền với “danh sách chờ đợi” là DG
D. Không khẳng định được số lượng bỏ trống hoặc danh sách chờ đợi khi không cho độ co dãn
-
Câu 12:
Chính phủ đánh thuế tiêu thụ đặc biệt 7$ một đơn vị bán ra đối với người bán trong một ngành cạnh tranh. Cả cung và cầu đều có một độ co dãn nào đó theo giá. Thuế này làm:
A. Toàn bộ đường cung dịch chuyển sang trái 7$ nhưng giá sẽ không tăng (trừ khi cầu co dãn hoàn toàn)
B. Toàn bộ đường cung dịch chuyển lên trên ít hơn 7$ nhưng giá sẽ tăng không nhiều hơn 7$ (trừ khi cầu co dãn cao)
C. Toàn bộ đường cung dịch chuyển sang trái ít hơn 7$ nhưng giá sẽ tăng không nhiều hơn 7$ (trừ khi cầu co dãn cao)
D. Toàn bộ đường cung dịch chuyển lên trên 7$ nhưng giá sẽ tăng ít hơn 7$ (trừ khi cung co dãn hoàn toàn)
-
Câu 13:
Nếu trợ cấp 2$ cho người cung ứng làm cho giá mà người tiêu dùng trả giảm đi 2$, và đường cầu dốc xuống sang phải thì đây phải là ngành được đặc trưng bởi:
A. Tô kinh tế thuần túy
B. Chi phí tăng
C. Chi phí không đổi
D. Đường cung vòng về phía sau
-
Câu 14:
Ở mức giá P lượng cầu lớn hơn lượng cung thì P có xu hướng bị đẩy lên
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Đường cầu thị trường là tổng các số lượng và các mức giá của các cầu cá nhân
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Đường cầu cá nhân là ví dụ về mối quan hệ cân bằng
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Khi giảm giá lượng cầu giảm
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Một lý do làm cho đường cung dốc lên là ở các mức giá cao hơn có nhiều người gia nhập thị trường hơn:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Ở cân bằng không có cầu vượt hoặc cung vượt
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Nếu giá cao hơn giá cân bằng người tiêu dùng có thể mua được một số lượng mà họ sẵn sàng mua:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Giả định rằng không có tiết kiệm hay đi vay, và thu nhập của người tiêu dùng là cố định, ràng buộc ngân sách của người đó:
A. Xác định tập hợp các cơ hội của người đó
B. Chỉ ra rằng tổng chi tiêu không thể vượt quá tổng thu nhập
C. Biểu thị lợi ích cận biên giảm dần
D. A và B
-
Câu 22:
Giả sử rằng vé xem phim là 2$ và giá một cái bánh là 4$. Sự đánh đổi giữa hai hàng hóa này là:
A. Một cái bánh lấy một vé xem phim
B. Hai vé xem phim lấy một cái bánh
C. Hai cái bánh lấy một vé xem phim
D. 2$ một vé xem phim
-
Câu 23:
Lợi ích cận biên của một hàng hóa chỉ ra:
A. Rằng tính hữu ích của hàng hóa là có hạn
B. Sự sẵn sàng thanh toán cho một đơn vị bổ sung
C. Rằng hàng hóa đó là khan hiếm
D. Rằng độ dốc của đường ngân sách là giá tương đối
-
Câu 24:
Ích lợi cận biên giảm dần có nghĩa là:
A. Tính hữu ích của hàng hóa là có hạn
B. Sự sẵn sàng thanh toán cho một đơn vị bổ sung giảm khi tiêu dùng nhiều hàng hóa đó hơn
C. Hàng hóa đó là khan hiếm
D. Độ dốc của đường ngân sách nhỏ hơn khi tiêu dùng nhiều hàng hóa đó hơn
-
Câu 25:
Nếu Long sẵn sàng thanh toán 100$ cho một cái máy pha cà phê và 120$ cho hai cái máy đó thì lợi ích cận biên của cái máy thứ hai là:
A. 20$
B. 120$
C. 100$
D. 60$