1400+ câu trắc nghiệm Kinh tế Vi mô
Chia sẻ 1400+ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế vi mô như hành vi của các chủ thể kinh tế trong thị trường đối với việc ra quyết định phân bổ hiệu quả các nguồn lực... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Phần thu nhập mà một cá nhân chi vào một hàng hóa giảm khi thu nhập tăng thì co giãn của cầu theo thu nhập:
A. Giữa 0 và 1
B. Lớn hơn 1
C. Nhỏ hơn 0
D. Không thể khẳng định được
-
Câu 2:
Câu nào sau đây đúng?
A. Lợi nhuận kinh tế luôn luôn lơn hơn chi phí kế toán
B. Lợi nhuận kế toán luôn luôn lớn hơn lợi nhuận kinh tế
C. Chi phí kinh tế luôn luôn lớn hơn tổng chi phí kế toán
D. Không câu nào đúng
-
Câu 3:
Đường cầu lao động của thị trường bằng:
A. Đường cung sản phẩm của thị trường
B. Sản phẩm doanh thu cận biên của lao động
C. Tiền lương
D. Tổng cầu lao động của tất cả các hãng
-
Câu 4:
Các đường chi phí đơn vị nào sau đây không có hình chữ U?
A. AVC
B. AFC
C. ATC
D. MC
-
Câu 5:
Thị trường sản phẩm X được cho bởi:
Cung: Q = 0,5P - 20
Cầu: Q = 25 - 0,25P
Trong đó P là giá tính bằng USD, Q là sản lượng tính bằng đơn vị?
A. Hệ số co giãn của cầu theo giá ở mức giá cân bằng là -0,04
B. Giá và sản lượng cân bằng của thị trường là P = 10, Q = 60
C. Giá và sản lượng cân bằng của thị trường là P = 60, Q = 10
D. Hệ số co giãn của cầu theo giá ở mức giá cân bằng là -1,3
-
Câu 6:
Tổng thặng dư là phần điện tích là gì?
A. Nằm dưới đường cầu và trên đường cung
B. Nằm trên đường cầu và dưới giá cả
C. Nằm dưới đường cung và trên giá cả
D. Nằm trên đường cung và dưới giá cả
-
Câu 7:
Hàng hóa nào sau đây là ví dụ về một hàng hóa công cộng?
A. Dịch vụ quốc phòng
B. Xúc xích trong một cuộc đi dã ngoại
C. Táo ở trên cây trong một công việc công cộng
D. Cá mập ở đại dương
-
Câu 8:
Một hãng độc quyền có chi phí biến đổi trung bình là AVC = 0,1Q + 5. Nhà độc quyền gặp đường cầu P = 93 - Q. Giá và chi phí tính bằng $. Nếu nhà độc quyền thực hiện phân biệt giá hoàn hảo thì lợi nhuận nó thu thêm được sẽ là:
A. 13,4
B. 80
C. 66,6
D. Không câu nào đúng
-
Câu 9:
Một doanh nghiệp độc quyền tối đa hóa lợi nhuận bằng cách sản xuất mức sản lượng tại đó:
A. Doanh thu biên bằng với chi phí biên
B. Doanh thu biên bằng với giá cả
C. Chi phí biên bằng với cầu
D. Chi phí biên bằng với cầu
-
Câu 10:
Các nhân tố sản xuất quan trọng nhất bao gồm:
A. Nước, đất, và kiến thức
B. Lao động, đất đai, và tư bản
C. Tiền, cổ phiếu, và trái phiếu
D. Kỹ năng quản lý, nguồn lực tài chính và hoạt động marketing
-
Câu 11:
Sự tăng cung lao động là gì?
A. Làm giảm giá trị sản phẩm biên lao động và giảm tiền lương
B. Làm tăng giá trị sản phẩm biên lao động và làm tăng tiền lương
C. Làm tăng giá trị sản phẩm biên lao động và làm giảm tiền lương
D. Làm giảm giá trị sản phẩm biên lao động và tăng tiền lương
-
Câu 12:
Đường cầu về một số nhân tố sản xuất nào đó của một doanh nghiệp đơn lẻ:
A. Hoàn toàn co dãn (nằm ngang) nếu thị trường nhân tố là cạnh tranh hoàn hảo
B. Dốc lên do sản phẩm biên của nhân tố đó tăng dần
C. Dốc xuống do sản phẩm biên của nhân tố đó giảm dần
D. Dốc xuống bởi vì sự gia tăng sản xuất sẽ làm giảm giá bán sản phẩm trên một thị trường cạnh tranh, do vậy làm giảm giá trị sản phẩm biên khi nhân tố được sử dụng càng nhiều
-
Câu 13:
Một doanh nghiệp cạnh tranh theo đuổi tối đa hóa lợi nhuận sẽ thuê lao động cho tới khi:
A. Sản phẩm biên lao động bằng với tiền lương
B. Sản phẩm biên lao động bằng không và hàm sản xuất được tối đa hóa
C. Tiền lương, giá thuê tư bản, và giá thuê đất đai bằng nhau
D. Giá trị sản phẩm biên lao động bằng với tiền lương
-
Câu 14:
Giới hạn đối với các giỏ hàng hóa mà một người tiêu dùng có thể mua được gọi là:
A. Tỷ lệ thay thế biên
B. Ràng buộc ngân sách
C. Hạn chế và tiêu dùng
D. Đường bàng quan
-
Câu 15:
Giả sử một người tiêu dùng phải lựa chọn giữa tiêu dùng bánh Sandwich với bánh Pizza. Nếu chúng ta thể hiện lượng Pizza trên trục hoành và lượng Sandwich trên trục tung, và nếu giá một chiếc bánh Pizza là 10$ và một chiếc bánh Sandwich là 5$, thì tốc độ của đường giới hạn ngân sách là:
A. 1/2
B. 2
C. 5
D. 10
-
Câu 16:
Khoản chi tiêu tối ưu người tiêu dùng cho bất kỳ hai hàng hóa nào là điểm tại đó:
A. Đường giới hạn ngân sách cắt đường bàng quan
B. Người tiêu dùng đạt được đường bàng quan cao nhất
C. Người tiêu dùng đạt được bàng quang cao nhất nhưng vẫn nằm trên đường giới hạn ngân sách
D. Hai người đường bàng quan cao nhất cắt nhau
-
Câu 17:
Cực đại hóa lợi nhuận có nghĩa là doanh nghiệp phải:
A. Bán ra mức sản lượng tối đa
B. Tiếp tục bán ra chừng nào lượng hàng bán ra tiếp vẫn còn làm cho thu nhập tăng thêm lớn hơn chi phí phát sinh
C. Bán ra mức sản lượng có mức giá bán cao nhất mà thị trường có thể chấp nhận
D. Bán ra mức sản lượng ứng với các mức giá thành thấp nhất
-
Câu 18:
Để đạt được mức doanh thu tối đa, công ty phải bán ra mức:
A. Đơn vị hàng hóa cuối cùng không làm tăng thêm doanh thu
B. Doanh thu cận biên bằng lợi ích cận biên
C. Giá thành sản xuất đạt ở mức thấp nhất
D. Khối lượng hàng hóa bán ra mức tối đa mà thị trường chấp nhận
-
Câu 19:
Công ty sẽ đạt được phần thị trường lớn nhất mà không bị lỗ vốn nếu bán ở mức sản lượng:
A. Chi phí biến đổi bình quân bằng đường giá
B. Chi phí cận biên bằng đường giá
C. Chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên
D. Giá thành sản phẩm bằng đường giá
-
Câu 20:
Yếu tố nào dưới đây không thỏa mãn điều kiện của một thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
A. Mỗi người tham gia đều hiểu rõ thị trường
B. Nguồn lực di chuyển rất dễ dàng
C. Sản phẩm phân biệt
D. Nhiều người mua
-
Câu 21:
Nếu hãng cạnh tranh hoàn hảo vẫn còn đang kiếm được lợi nhuận kinh tế thì:
A. Hãng sẽ cố duy trì mức giá bán để kiếm lời
B. Hãng sẽ tìm cách câu kết với các hãng khác để tăng giá bán
C. Nhiều hãng mới tham gia vào ngành
D. Hãng sẽ tìm cách quảng cáo cho sản phẩm đặc biệt của mình để tăng thêm thị trường
-
Câu 22:
Giả sử một ngành cạnh tranh hoàn hảo có chi phí không đổi đã đạt được điểm cân bằng dài hạn, và cầu thị trường tăng lên. Nếu ngành lại đạt được điểm cân bằng dài hạn mới, mức sản lượng của hãng trong ngành sẽ:
A. Ban đầu tăng lên chút ít, sau đó giảm xuống thấp hơn mức cân bằng cũ
B. Ban đầu tăng lên, sau đó giảm xuống nhưng vẫn cao hơn mức cân bằng cũ
C. Ban đầu tăng lên, sau đó trở về mức cũ
D. Ban đầu tăng lên, và ổn định tại đó
-
Câu 23:
Một hãng độc quyền khi phân biệt giá sẽ đạt mức giá cao hơn cho:
A. Nhóm khách hàng có nhu cầu lớn nhất
B. Nhóm khách hàng có nhu cầu co giãn nhất
C. Nhóm khách hàng có nhu cầu co giãn đơn vị (=1)
D. Nhóm khách hàng có nhu cầu ít co giãn nhất
-
Câu 24:
Chính phủ điều tiết một hãng độc quyền tự nhiên bằng cách:
A. Cấp giấy phép cho các hãng tham gia thị trường
B. Định ra mức "giá sàn"
C. Định ra mức "giá trần"
D. Trợ cấp cho người tiêu dùng
-
Câu 25:
Một hãng độc quyền đang muốn vươn ra thị trường mới ở xa hơn có độ co giãn lớn hơn . Hãng sẽ đạt mức giá ở thị trường mới:
A. Bằng thị trường truyền thống cộng thêm chi phí vận chuyển
B. Thấp hơn thị trường truyền thống
C. Bằng thị trường truyền thống
D. Cao hơn so với thị trường truyền thống