1400+ câu trắc nghiệm Kinh tế Vi mô
Chia sẻ 1400+ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế vi mô như hành vi của các chủ thể kinh tế trong thị trường đối với việc ra quyết định phân bổ hiệu quả các nguồn lực... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Một hãng có thể đặt giá thấp hơn chi phí để đuổi đối thủ cạnh tranh khỏi lĩnh vực kinh doanh mà nó đang tiến hành gọi là
A. Đặt giá chiếm thị trường
B. Đặt giá giới hạn
C. Đặt giá có thể cạnh tranh giành lấy thị trường
D. Đặt giá cấu kết
-
Câu 2:
Một hãng có thể sử dụng công suất thừa để:
A. Làm cho những người gia nhập tiềm tàng tin rằng công việc kinh doanh đó là không tốt
B. Đe dọa những người gia nhập tiềm tàng bằng việc tăng sản lượng nếu ho gia nhập thị trường
C. Làm cho những người gia nhập tiềm tàng không phân biệt được chi phí sản xuất
D. Làm tăng chi phí của đối thủ của mình
-
Câu 3:
Một hãng đang ở trong ngành có thể hạ thấp giá của mình để:
A. Thuyết phục những người gia nhập tiềm tàng rằng chi phí cận biên của nó cao
B. Thuyết phục những người gia nhập tiềm tàng rằng chi phí cận biên của nó thấp
C. Thuyết phục những người gia nhập tiềm tàng rằng chi phí của nó cao
D. Thuyết phục những người gia nhập tiềm tàng rằng tổng chi phí của nó thấp
-
Câu 4:
Các hãng trong độc quyền tập đoàn có thể ngăn cản việc gia nhập bằng
A. Đe dọa đặt giá chiếm thị trường
B. Xây dựng công suất thừa
C. Đặt giá giới hạn
D. Tất cả
-
Câu 5:
Trong cạnh tranh Cournot các hãng
A. Cạnh tranh bằng việc chọn sản lượng, với một dự đoán nào đó về sản lượng mà các đối thủ cạnh tranh sẽ sản xuất
B. Cạnh tranh bằng việc chọn giá, với một dự đoán nào đó về giá mà các đối thủ cạnh tranh sẽ đặt
C. Làm theo việc giảm giá của đối thủ cạnh tranh nhưng không làm theo việc tăng giá
D. Cấu kết để cố định giá và thu lợi nhuận độc quyền
-
Câu 6:
Trong cạnh tranh Bertrand các hãng
A. Cạnh tranh bằng việc chọn sản lượng, với một dự đoán nào đó về sản lượng mà các đối thủ cạnh tranh sẽ sản xuất
B. Cạnh tranh bằng việc chọn giá, với một dự đoán nào đó về giá mà các đối thủ cạnh tranh sẽ đặt
C. Làm theo việc giảm giá của đối thủ cạnh tranh nhưng không làm theo việc tăng giá
D. Cấu kết để cố định giá và thu lợi nhuận độc quyền
-
Câu 7:
Trong mô hình Cournot, hàm phản ứng
A. Xác định mức sản lượng của hãng với dự kiến của nó về mức sản lượng hãng kia sẽ sản xuất
B. Xác định mức giá của hãng với dự kiến của nó về mức giá mà hãng kia sẽ đặt
C. Biểu thị cách mà thị trường sẽ phản ứng với sự tăng lợi nhuận của hãng
D. Vạch ra cách thức mà các hãng trong cartel sẽ phản ứng với sự gian lận của một trong các thành viên
-
Câu 8:
Sản lượng cân bằng trong mô hình Cournot là
A. Cao hơn trong cạnh tranh hoàn hảo
B. Thấp hơn trong cạnh tranh hoàn hảo
C. Cao hơn trong độc quyền bán
D. Cả B và C
-
Câu 9:
Doanh thu cận biên đối với hãng có đường cầu gẫy
A. Là cao hơn trong độc quyền bán
B. Là thấp hơn trong độc quyền bán
C. Bằng trong độc quyền bán
D. Không câu nào đúng
-
Câu 10:
Nếu các hàng hóa là thay thế hoàn hảo thì giá cân bằng trong mô hình Bertrand là
A. Cao hơn chi phí cận biên
B. Thấp hơn chi phí cận biên
C. Bằng chi phí cận biên
D. Thấp hơn trong độc quyền bán
-
Câu 11:
Nếu các đối thủ cạnh tranh làm theo việc giảm giá nhưng không làm theo việc tăng giá thì đường cầu hãng gặp
A. Gẫy ở mức sản lượng hiện thời
B. Có sự gián đoạn ở mức sản lượng hiện thời
C. Nằm ngang ở mức giá hiện thời
D. Thẳng đứng ở mức giá hiện thời
-
Câu 12:
Trong độc quyền tập đoàn, các hãng lo lắng về các phản ứng của các đối thủ cạnh tranh
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Trong cạnh tranh Cournot, các nhà độc quyền tập đoàn chọn sản lượng của mình dự kiến rằng các đối thủ cạnh tranh sẽ sản xuất ở mức sản lượng đúng bằng thế
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Trong cạnh tranh Bertrand, các hãng chọn giá của mình dự kiến các đối thủ giữ nguyên giá
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Trong cạnh tranh Bertrand, các hãng cho rằng đường cầu co dãn hơn trong mô hình Cournot
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Trong cạnh tranh Cournot, sản lượng được chọn cao hơn mức sẽ được chọn trong cạnh tranh nhưng thấp hơn mức sẽ được chọn trong độc quyền bán
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Nếu hàng hóa của các hãng là thay thế hoàn hảo thì giá trong cạnh tranh Bertrand là giá độc quyền bán
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Nếu hãng coi đường cầu là hẫy thì có khoảng trống trong doanh thu cận biên ở mức sản lượng hiện thời
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Cartel là một nhóm các hãng cạnh tranh với nhau bằng giá
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Luật chống cấu kết cho phép các cartel đàm phán công khai để cố định giá
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Việc sẽ đặt giá theo giá do các đối thủ cạnh tranh đặt ra gây ra cạnh tranh giá nhiều hơn
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Người chỉ đạo giá đã giúp cartel điều chỉnh theo những điều kiện thường xuyên thay đổi
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Một khó khăn mà các cartel gặp phải là khi chúng thành công trong việc nâng giá thì các thành viên cartel lại cố gắng cắt giảm giá cartel
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Đặt giá chiếm thị trường là việc cố tình đặt giá thấp hơn chi phí sản xuất để loại các đối thủ cạnh tranh ra khỏi lĩnh vực kinh doanh
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Đặt giá giới hạn là đặt giá cao để khuyến khích sự gia nhập
A. Đúng
B. Sai