1730 câu trắc nghiệm Nội ngoại cơ sở
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 1700+ câu trắc nghiệm Nội ngoại cơ sở có đáp án. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chọn câu sai. Nguy cơ ung thư đối với bệnh nhân tiểu máu khi:
A. Tuổi dưới 20
B. Tiền căn hút thuốc lá
C. Nghề nghiệp tiếp xúc hóa chất hoặc chất nhuộm
D. Nhiễm trùng tiểu tái phát
-
Câu 2:
Nghiệm pháp cô đặc nước tiểu bao gồm:
A. Test nhịn nước
B. Nghiệm pháp ADH
C. Nghiệm pháp lợi niệu thẩm thấu
D. A và B đều đúng
-
Câu 3:
Ở người bình thường, khi tăng độ thẩm thấu huyết tương sẽ dẫn đến tăng tiết ADH và làm tăng độ thẩm thấu nước tiểu. Tác dụng của ADH nội sinh sẽ đạt tối đa khi: Độ thẩm thấu huyết tương đạt:
A. 300 mosmol/kg
B. 200 mosmol/kg
C. 270 mosmol/kg
D. 275 mosmol/kg
-
Câu 4:
Ở người bình thường, khi tăng độ thẩm thấu huyết tương sẽ dẫn đến tăng tiết ADH và làm tăng độ thẩm thấu nước tiểu. Tác dụng của ADH nội sinh sẽ đạt tối đa khi: nồng độ Na+ huyết tương:
A. Đạt 145 mmol/L
B. Lớn hơn 145 mmol/L
C. Nhỏ hơn 145 mmol/L
D. Đạt 145 mosmol/kg
-
Câu 5:
Ở ngưỡng ADH tối đa, việc tiêm Desmopressin sẽ không làm tăng độ thẩm thấu nước tiểu (1), trừ khi sự phóng thích ADH bị suy yếu (2)
A. Mệnh đề (1) đúng, (2) đúng
B. Mệnh đề (1) đúng, (2) sai
C. Mệnh đề (1) sai, (2) đún
D. Mệnh đề (1) sai, (2) sai
-
Câu 6:
Trong test nhịn nước:
A. Đo thể tích nước tiểu và độ thẩm thấu nước tiểu mỗi giờ
B. Đo Na và độ thẩm thấu huyết tương mỗi 2 giờ
C. Nhịn uống nước 2-3 h trước khi làm test, không nhịn qua đêm
D. A, B, C đều đún
-
Câu 7:
Trong test nhịn nước, nhịn nước đến khi đạt được một trong số các tiêu chuẩn sau:
A. Độ thẩm thấu nước tiểu lớn hơn 600 mosmol/kg
B. Độ thẩm thấu nước tiểu ổn định trong 2-4 lần đ
C. Độ thẩm thấu huyết tương 300mosmol/kg, hoặc Na+ máu lớn hơn 145mmol/L
D. A, B, C đều đúng
-
Câu 8:
Một bệnh nhân được cho là mắc bệnh đái tháo nhạt, bác sĩ có thể cho sử dụng phương pháp xét nghiệm hay nghiệm pháp nào sau đây?
A. Nghiệm pháp tiêm Vasopressin
B. Xét nghiệm nước tiểu vào một thời điểm
C. Xét nghiệm nước tiểu 24h
D. Xét nghiệm kết tủa đạm bằng Sulfosalicylic acid
-
Câu 9:
Thuốc dạng xịt mũi nào được sử dụng trong nghiệm pháp vasopressin:
A. Desmopressin
B. Xisat
C. Sulfosalcylic acid
D. Vasopressin
-
Câu 10:
Kết quả của một bệnh nhân: (1) Test nhịn nước – độ thẩm thấu huyết tương tăng, độ thẩm thấu nước tiểu tăng nhưng dưới ngưỡng tối đa. (2) Test Vasopressin - tiêm Desmopressin không làm tăng độ thẩm thấu nước tiểu. Bệnh nhân có thể bị:
A. Đái tháo nhạt trung ương tổn thương hoàn toàn
B. Đái tháo nhạt trung ương tổn thương không hoàn toàn
C. Đái tháo nhạt do thận
D. Tiểu đạm
-
Câu 11:
Kết quả của một bệnh nhân: (1) Test nhịn nước – độ thẩm thấu huyết tương tăng, độ thẩm thấu nước tiểu tăng nhưng dưới ngưỡng tối ta. (2) Test Vasopressin- tiêm Desmopressin làm tăng độ thẩm thấu nước tiểu, giảm thể tích nước tiểu từ 15-50%. Bệnh nhân có thể bị:
A. Đái tháo nhạt trung ương tổn thương hoàn toàn
B. Đái tháo nhạt trung ương tổn thương không hoàn toàn
C. Đái tháo nhạt do thận
D. Tiểu đạm
-
Câu 12:
Một bệnh nhân được chẩn đoán đa niệu có:(1) Độ thẩm thấu nước tiểu < 250 mosmol/L (2) P Na <140mmol/L (3) Dựa vào lâm sàng Test nhịn nước (+) (4) Test vasopressin (-) Bệnh nhân có thể mắc phải
A. Đái tháo nhạt trung ương tổn thương không hoàn toàn
B. Đái tháo nhạt do thận
C. Bệnh cuồng uống nguyên phát
D. Tiểu đạm
-
Câu 13:
Khi nào thì có chỉ định tìm đạm niệu:
A. Chẩn đoán và theo dõi điều trị trong các bệnh thận, đặc biệt là bệnh cầu thận
B. Người bệnh phải tiếp xúc với môi trường độc hại
C. Tiền căn gia đình có người mắc bệnh thận mãn tính
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 14:
Xét nghiệm nào thường được dùng nhất trong tầm soát nguy cơ gây tổn thương cầu thận do bệnh lý đái tháo đường:
A. Que nhúng Dipstick thông thường
B. Que nhúng Dipstick tìm Albumin niệu vi lượng
C. Kết tủa đạm bằng sulfosalicylic acid
D. Điện di đạm trong nước tiểu
-
Câu 15:
Loại xét nghiệm nhanh chóng, tiện lợi, rẻ tiền, thường dùng để tầm soát tiểu đạm:
A. Que nhúng Dipstick thông thường
B. Que nhúng Dipstick tìm Albumin niệu vi lượng
C. Kết tủa đạm bằng sulfosalicylic acid
D. Điện di đạm trong nước tiểu
-
Câu 16:
Gọi là tiểu albumin vi lượng khi:
A. Tỉ lệ albumin/creatinin (mg/g) < 30
B. Tỉ lệ albumin/creatinin (mg/g): 30 – 300
C. Tỉ lệ albumin/creatinin (mg/g): >150
D. Tỉ lệ albumin/creatinin (mg/g) >300
-
Câu 17:
Xét nghiệm sử dụng phương pháp kết tủa, và phát hiện được tất cả các loại đạm niệu:
A. Kết tủa đạm bằng sulfosalicylic acid, (+): có kết tủa làm đục nước tiểu
B. Kết tủa đạm bằng sialic acid, (+): có kết tủa làm đục nước tiểu
C. Kết tủa đạm bằng sulfosalicylic acid, (-): có kết tủa làm đục nước tiểu
D. Kết tủa đạm bằng sialic acid, (-): có kết tủa làm đục nước tiểu
-
Câu 18:
Xét nghiệm định lượng đạm niệu hay được sử dụng tại bệnh viện:
A. Xét nghiệm nước tiểu tại 1 thời điểm
B. Que nhúng Dipstick tìm Albumin niệu vi lượng
C. Kết tủa đạm bằng sulfosalicylic acid
D. Điện di đạm trong nước tiểu
-
Câu 19:
Kết quả dương tính giả trong phép thử que nhúng thông thường xảy ra khi, ngoại trừ:
A. Nhúng que lâu
B. Nước tiểu bị pha loãng
C. Tiểu máu đại thể
D. Nước tiểu có pennicilin, tobutamid, chất cản quang,…
-
Câu 20:
Trong xét nghiệm nước tiểu tại một thời điểm: Định lượng đạm hoặc albumin đồng thời với creatinin trong nước tiểu đươc lấy tại 1 thời điểm. Sau đó tính tỉ lệ đạm (hoặc albumin)/creatinin. Kết quả tương ứng đạm niệu tính bằng:
A. g/1.73m2 da/24h
B. g/1.73m2 da/1h
C. g/1.37m2 da/24h
D. Tất cả đều sai
-
Câu 21:
Tiểu đạm cầu thận có chọn lọc, khi:
A. Thành phần albumin > 80%
B. Thành phần albumin = 80%
C. Thành phần albumin < 80%
D. Thành phần albumin > 50% và có rất ít phân tử protein kích thước lớn
-
Câu 22:
Nhóm xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh trong chẩn đoán cận lâm sàng tiểu máu, ngoại trừ:
A. Soi bàng quang, nội soi niệu quản
B. CT scan niệu quản-bàng quang
C. Soi cặn lắng nước tiểu
D. Siêu âm
-
Câu 23:
Yếu tố nào là yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân tiểu máu:
A. Tuổi trên 40
B. Tiểu máu đại thể
C. Hút thuốc lá
D. Tất cả đều có thể
-
Câu 24:
Bệnh nhân có dạng tiểu máu loại nhẹ nào mà có thể chỉ theo dõi mà không cần điều trị:
A. Hoại tử nhú thận
B. Nhiễm trùng thận
C. Bướu thận
D. Bệnh thận màng đáy mỏng
-
Câu 25:
Trong nước tiểu phát hiện trụ hồng cầu, có thể gặp trong các bệnh sau, ngoại trừ :
A. Bệnh thận IgA
B. Bệnh thận màng đáy mỏng
C. Hội chứng Alport
D. Bướu thận
-
Câu 26:
Chọn câu sai 26:
A. Nước tiểu đầu tiên lấy ngay khi ngủ dậy để làm xét nghiệm phản ánh trung thực nhất tình trạng bệnh lý thận, nhất là bệnh lý cầu thận
B. Mẫu nước tiểu đầu tiên lấy ngay khi ngủ dậy giúp ước đoán đạm niệu 24h từ định lượng tỉ số đạm niệu/ creatinin niệu chính xác hơn mẫu nước tiểu ở thời điểm bất kỳ
C. Mẫu nước tiểu lấy ở thời điểm bất kỳ có nhiều ưu điểm trong tầm soát bệnh thận cấp
D. Nước tiểu lấy ở thời điểm bất kỳ có lượng protein hay thay đổi nên khi đánh giá tiểu protein cần định lượng đồng thời protein kèm creatinin niệu
-
Câu 27:
Chọn tổ hợp mệnh đề đúng: (1) Có 3 kỹ thuật lấy nước tiểu với nguyên tắc lấy nước tiểu sao cho tránh ngoại nhiễm tối đa. (2) Lấy nước tiểu qua sone tiểu là kỹ thuật thường dùng nhất vì nó chính xác, an toàn và đơn giản nhất. (3) Kỹ thuật lấy nước tiểu giữa dòng do bệnh nhân tự lấy và dễ bị lây nhiễm do vệ sinh không kỹ hoặc không vệ sinh lỗ tiểu. (4) Khi không thể lấy nước tiểu giữa dòng do bệnh nhân bí tiểu thì chọn ngay kỹ thuật chọc dò trên xương mu. (5) Kỹ thuật chọc dò trên xương mu là phức tạp và khó nhất do phải thực hiện trong điều kiện vô khuẩn và chỉ làm khi có cầu bàng quang
A. (1), (3), (5)
B. (1), (3), (4)
C. (2), (3), (4)
D. (2), (4), (5)
-
Câu 28:
Chọn câu sai về bất thường trong màu sắc nước tiểu:
A. Màu đỏ: tiểu máu, do thuốc (riboflavine, rifampicine)
B. Màu xá xị: tiểu hemoglobin, tiểu myoglobin
C. Màu vàng đậm: thuốc (tetracycline), tinh thể, bilirubin trong vàng da
D. Màu trắng đục: nhiều đạm, tiểu mủ (nhiều bạch cầu), tiểu dưỡng trấp
-
Câu 29:
Màu vàng trong của nước tiểu lúc bình thường là do những nguyên nhân sau, ngoại trừ:
A. Urobilin
B. Urochrome
C. Porphyrin
D. Bilirubin
-
Câu 30:
Nước tiểu bình thường:
A. Có mùi khai ngay sau khi đi tiểu
B. Có mùi trái cây ngọt
C. Có mùi khai sau khi đi tiểu một thời gian
D. Có mùi hôi