1730 câu trắc nghiệm Nội ngoại cơ sở
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 1700+ câu trắc nghiệm Nội ngoại cơ sở có đáp án. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Biến chứng suy thận cấp trong bỏng gặp ở:
A. Thời kỳ đầu
B. Thời kỳ thứ hai
C. Thời kỳ thứ ba
D. Thời kỳ thứ tư
-
Câu 2:
Suy thận cấp ngoài thận trong bỏng, chỉ số bài tiết ure từ:
A. 21-30
B. 31-40
C. 41-50
D. 80-200
-
Câu 3:
Suy thận cấp ngoài thận trong bỏng nặng:
A. Chức năng bài tiết của thận vẫn còn
B. Chức năng mất do hoại tử cấp ống thận
C. Tổn thương rất nặng ở ống thận
D. A, B đúng
-
Câu 4:
Khi có biến chứng thủng loét cấp ống tiêu hóa trong bỏng nặng có biểu hiện:
A. Nôn, chướng bụng
B. Đau bụng
C. Chất nôn có máu hay ỉa phân đen
D. A, B đúng
-
Câu 5:
Tràn máu phế nang gặp trong:
A. Bỏng vùng ngực-cổ
B. Bỏng sâu ở lưng
C. Bỏng đường tiêu hóa
D. Bỏng đường hô hấp
-
Câu 6:
Sốt ở bệnh nhân bỏng do hấp thu mủ biểu hiện:
A. Bệnh nhân sốt cao
B. Thiếu máu tiến triển
C. Loét các điểm tỳ
D. A, B và C đúng
-
Câu 7:
Cơ chế gián tiếp gây gãy xương trong các loại sau đây là:
A. Do sức bẻ
B. Do sức nén ép
C. Do vặn xoắn
D. A, B, C đúng
-
Câu 8:
Với vỡ xương bánh chè, dạng di lệch nào sau đây thường gặp:
A. Di lệch chồng lên nhau
B. Di lệch sang bên
C. Di lệch dài
D. Di lệch chồng và sang bên
-
Câu 9:
Yếu tố nào sau đây là nguyên nhân tác động gây di lệch sau gãy xương do chấn thương:
A. Do cấu tạo giải phẫu chi
B. Do hướng tác động của tác nhân gây gãy xương
C. Do trọng lượng của chi
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 10:
Các triệu chứng nào sau đây được xem là triệu chứng chắc chắn trong gãy xương:
A. Đau chói
B. Biến dạng
C. Cử động bất thường
D. A sai
-
Câu 11:
Khi khám một người bị gãy xương, cần tuân theo nguyên tắc nào sau đây:
A. Khám sọ não, khám bụng, rồi khám các chi
B. Khám toàn thân, khám gãy xương, vùng chi bị gãy
C. Khám xương gãy, chi gãy, khám toàn thân
D. Khám đánh giá tình trạng choáng, khám chi gãy
-
Câu 12:
Cách khám để tìm dấu hiệu đau chói trong gãy xương:
A. Ấn mạnh vào vùng gãy
B. Ấn từ xa tới vùng gãy
C. Ấn từ nông đến sâu cho đến khi chạm xương
D. B, C đúng
-
Câu 13:
Bầm tím do gãy xương là loại bầm tím:
A. Xuất hiện thường muộn
B. Màu sắc đậm và lan rộng dần
C. Là dấu hiệu thường xuyên có
D. Xuất hiện sớm ngay sau chấn thương
-
Câu 14:
Dấu bầm tím gan chân sau chấn thương là dấu hiệu của:
A. Vỡ xương gót
B. Vỡ các mắt cá
C. Bong gân cổ chân
D. Vỡ xương sên
-
Câu 15:
Mục đích của khám chi gãy trong gãy xương là:
A. Phát hiện các thương tổn da kèm theo
B. Phát hiện các thương tổn mạch máu
C. Phát hiện các thương tổn thần kinh
D. A, B, C đúng
-
Câu 16:
Khi khám một gãy xương cũ nếu còn cử động bất thường mà không đau là dấu hiệu của:
A. Gãy xương trên bệnh nhân bị tổn thương thần kinh trước đó
B. Khớp giả
C. Cal lệch trục
D. A, B đúng
-
Câu 17:
Dạng gãy nào sau đây được xem là gãy xương bệnh lý:
A. Gãy trên một xương viêm
B. Gãy trên một xương bị u xương lành
C. Gãy trên một xương bị cong trục
D. A và B đúng
-
Câu 18:
Khi khám một gãy xương chi dưới, biến chứng nào sau đây biểu hiện có biến dạng xoay ngoài của đoạn gãy xa:
A. Gối gấp
B. Gối khép, bàn chân đổ vào trong
C. Bàn chân bị đổ ra ngoài
D. Ngắn chi và bàn chân bị đổ ra ngoài
-
Câu 19:
Để phát hiện dấu hiệu đau trong gãy cột sống?
A. Ấn đau tại chỗ gãy
B. Dồn gõ từ đầu xuống thì đau ở chỗ gãy
C. Dồn gõ từ gót lên thì đau ở chỗ gãy
D. A và B đúng
-
Câu 20:
Bầm tím muộn và lan rộng vùng nách, ngực, mào chậu là dấu hiệu của:
A. Gãy xương sườn
B. Gãy xương chậu
C. Gãy cổ xương bả vai
D. Gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay
-
Câu 21:
Khi nghi ngờ một gãy xương có biến chứng mạch máu cần phải:
A. Khám xem có xương gãy lòi ra ngoài không
B. Xem vết thương có ván mỡ hay không
C. Phải cắt lọc để xác định
D. Phải khám và đánh giá vùng ngoại vi (màu sắc, nhiệt độ, vận động, cảm giác...)
-
Câu 22:
Một liền xương tốt khi khám xác định:
A. Hết biến dạng, hết cử động bất thường, hết đau chói, chi thẳng trục
B. X quang không còn thấy ổ gãy nữa
C. Còn cử động bất thường nhẹ, nhưng không đau
D. A đúng
-
Câu 23:
Trật khớp là sự di lệch đột ngột hoàn toàn hoặc không hoàn toàn các mặt khớp với nhau do một tác nhân tác động trên khớp ở các chi bị thương hoặc do động tác sai tư thế của khớp:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Bao khớp thường bị rách ở các vị trí:
A. Mỏng nhất
B. Dày nhất
C. Yếu nhất
D. Mọi phía
-
Câu 25:
Trật khớp thường xảy ra ở các vị trí:
A. Điểm yếu của bao khớp
B. Không có dây chằng
C. Điểm yếu của dây chằng quanh khớp
D. A và C đúng
-
Câu 26:
Trật khớp tái diễn:
A. Trật nhiều lần
B. Trật hơn một lần
C. Trật nhiều khớp nhiều lần khác nhau
D. Trật 2 lần trở lên
-
Câu 27:
Khám trật khớp không cần:
A. Khám mạch máu
B. Khám bao hoạt dịch
C. Khám dây chằng
D. Khám thần kinh
-
Câu 28:
Trong các trường hợp trật khớp có biến dạng rõ, cần chụp X quang để:
A. Chẩn đoán trật khớp
B. Chẩn đoán kiểu trật khớp
C. Tìm thương tổn bao khớp
D. A và B đúng
-
Câu 29:
Trong các trường hợp trật khớp có biến dạng rõ, cần chụp X quang để:
A. Phát hiện gãy xương kèm theo
B. Tìm thương tổn dây chằng
C. Phát hiện thương tổn sụn khớp
D. Phát hiện dị vật trong khớp