1730 câu trắc nghiệm Nội ngoại cơ sở
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 1700+ câu trắc nghiệm Nội ngoại cơ sở có đáp án. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thần kinh giữa chi phối cảm giác 1/3 ngoài gan bàn tay:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Dây thần kinh hông khoeo trong chi phối động tác duỗi, khép và xoay bàn chân:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Một trong những triệu chứng lâm sàng của liệt thân nhất trên là:
A. Động tác dạng chi trên và gấp cẳng tay vào cánh tay mất
B. Phản xạ gân cơ Delta, cơ nhị đầu và trâm quay tăng
C. Động tác dạng của chi trên và động tavs gấp cẳng tay vào cánh tay vẫn còn
D. Vận động các cơ Delta, cơ nhị dầu, cơ cẳng tay trước vẫn còn
-
Câu 4:
Khám lâm sàng phát hiện thấy liệt cơ tam đầu, liệt duỗi chung các ngón tay, liệt cơ duỗi riêng ngón 5, cơ duỗi ngắn ngón trỏ là dấu hiệu của:
A. Liệt thân nhất trên
B. Liệt thân nhất giữa
C. Liệt thân nhất dưới
D. Liệt các thân nhì đám rối thần kinh cánh tay
-
Câu 5:
Khám lâm sàng ghi nhận :mất động tác gấp và khép bàn tay, teo các cơ bàn tay là một trong những triệu chứng quan trọng biểu hiện tổn thương:
A. Liệt thân nhất trên
B. Liệt thân nhất giữa
C. Liệt thân nhất dưới
D. Tổn thương các thân nhì của đám rối cánh tay
-
Câu 6:
Khám lâm sàng phát hiện cổ bàn tay có dạng “liệt cổ cò “đó là dấu hiệu của:
A. Liệt thần kinh giữa
B. Liệt thần kinh quay
C. Liệt thần kinh trụ
D. Liệt thần kinh mũ
-
Câu 7:
Một trong những triệu chứng của liệt thần kinh quay biểu hiện trên lâm sàng là:
A. Ngữa cẳng tay - bàn tay, duỗi cẳng tay mất
B. Mất hoàn toàn cảm giác của cẳng bàn tay
C. Mất phản xạ cơ tam đầu và trâm quay
D. A và C đúng
-
Câu 8:
Một trong những triệu chứng của liệt thần kinh giữa biểu hiện:
A. Động tác gấp bàn tay vào cẳng tay mất
B. Gấp được ngón trỏ và ngón giữa
C. Động tác sấp bàn tay rất yếu
D. A và C đúng
-
Câu 9:
Tình trạng teo cơ trong liệt dây thần kinh giữa biểu hiện:
A. 1/3 dưới cẳng tay và bàn tay gầy
B. Mất chức năng cầm nắm
C. Rối loạn cảm giác vùng bị teo cơ
D. Các câu trên đều đúng
-
Câu 10:
Khám lâm sàng ghi nhận có hình ảnh đốt 2 ngón IV và V gấp lại, có khi gấp cả đốt 3, đốt 1 duỗi là biểu hiện của thương tổn:
A. Liệt thần kinh giữa
B. Liệt thần kinh quay
C. Liệt thần kinh giữa và thần kinh quay
D. Liệt thần kinh trụ
-
Câu 11:
Triệu chứng liệt dây thần kinh trụ bao gồm: ngoại trừ một triệu chứng
A. Động tác gấp hai ngón cuối bị hạn chế
B. Động tác khép và dạng các ngón tay bị mất
C. Mất vận động ngón V
D. Mất động tác dạng ngón cái
-
Câu 12:
Triệu chứng mất cảm giác trong liệt dây thần kinh mũ:
A. Mặt ngoài cánh tay
B. Mặt trong cánh tay
C. Mặt ngoài của vai
D. Mặt trong của vai
-
Câu 13:
Triệu chứng liệt vận động trong liệt dây thần kinh mũ bao gồm, ngoại trừ một triệu chứng:
A. Không nhấc tay ra ngoài được
B. Không nhấc tay ra sau được
C. Không khép tay vào trong được
D. Teo cơ sớm
-
Câu 14:
Phản xạ gân Achile giảm trong:
A. Liệt dây thần kinh hông khoeo ngoài
B. Liệt dây thần kinh hông khoeo trong
C. Liệt dây thần kinh đùi
D. Liệt dây thần kinh đuì và hông khoeo ngoài
-
Câu 15:
Triệu chứng liệt dây thần kinh hông khoeo ngoài bao gồm, ngoại trừ một triệu chứng:
A. Mất động tác gấp bàn chân và ngón chân
B. Khi đi gót chân bị lết trên mặt đất
C. Bàn chân có khuynh hướng vẹo ngữa ra ngoài
D. Bàn chân có khuynh hướng vẹo ngữa vào trong
-
Câu 16:
Khám lâm sàng ghi nhận các triệu chứng: mất cảm giác ở vùng gót, vùng gan bàn chân, bờ ngoài của mu bàn chân là dấu hiệu của:
A. Liệt dây thần kinh hông khoeo ngoài
B. Liệt dây thần kinh hông khoeo trong
C. Liệt dây thần kinh đùi
D. Liệt dây thần kinh đuì và hông khoeo ngoài
-
Câu 17:
Khám lâm sàng ghi nhận mất cảm giác mặt trước cẳng chân và bàn chân, không có rối loạn dinh dưỡng là triệu chứng của:
A. Liệt dây thần kinh hông khoeo ngoài
B. Liệt dây thần kinh hông khoeo trong
C. Liệt dây thần kinh đùi
D. Liệt thân chính của giây thần kinh hông
-
Câu 18:
Khám lâm sàng ghi nhận các triệu chứng: hạn chế động tác gấp đùi vào bụng là dấu hiệu của:
A. Liệt dây thần kinh hông khoeo ngoài
B. Liệt dây thần kinh hông khoeo trong
C. Liệt dây thần kinh đùi
D. Liệt dây thần kinh toạ
-
Câu 19:
Khám lâm sàng ghi nhận giảm cảm giác mặt trong cánh tay, cẳng tay, bàn tay là dấu hiệu của:
A. Liệt thân nhì của đám rối cánh tay
B. Liệt thần kinh quay
C. Liệt thân nhất dưới
D. Liệt thân nhất giữa
-
Câu 20:
Khám lâm sàng ghi nhận các triệu chứng: liệt cơ tam đầu, các cơ giữ bàn tay, ngón tay, cơ đelta, cơ ngữa dài là dấu hiệu của:
A. Liệt thân nhất dưới
B. Liệt thân nhì của đám rối cánh tay
C. Liệt thân nhì sau của đám rối cánh tay
D. Liệt thân nhất trên
-
Câu 21:
Khám lâm sàng ghi nhận: mất cảm giác mặt sau cánh tay, mặt sau cẳng tay và nữa ngoài của mu bàn tay
A. Liệt thần kinh giữa
B. Liệt thần kinh quay
C. Liệt thần kinh mũ
D. Liệt thần kinh trụ
-
Câu 22:
Một trong những triệu chứng của liệt dây thần kinh giữa là:
A. Động tác gấp bàn tay vào cẳng tay bình thường
B. Gấp được ngón trỏ và ngón giữa
C. Gấp được ngón nhẫn và ngón út
D. Động tác đối ngón cái với các ngón khác không được
-
Câu 23:
Một trong những triệu chứng của liệt dây thần kinh mủ là:
A. Nhấc tay ra trước được
B. Nhấc tay ra ngoài được
C. Nhấc tay ra sau được
D. Không nhấc tay ra trước ra ngoài và ra sau được
-
Câu 24:
Chấn thương sọ não được hiểu như sau:
A. Tổn thương da đầu, sọ não và máu tụ
B. Những tổn thương thực thể: nứt sọ, giập não, máu tụ
C. Những rối loạn sinh lý tạm thời của não bộ
D. Câu B và C đúng
-
Câu 25:
Nguyên tắc khám chấn thương sọ não:
A. Kích thích đáp ứng chính xác
B. Kích thích đáp ứng không chính xác
C. Kích thích không đáp ứng
D. Tất cả điều đúng
-
Câu 26:
Mức độ vận động trong mê độ III/IV:
A. Kích thích đáp ứng chính xác
B. Kích thích đáp ứng không chính xác
C. Kích thích không đáp ứng
D. Co cứng mất vỏ và mất não
-
Câu 27:
Cơ sở để đánh giá mức độ hôn mê theo thang điểm Glassgow:
A. Tri giác biểu hiện qua sự hiểu biết của bệnh nhân
B. Dựa vào sự đáp ứng của lời nói, của mắt và vận động
C. Dựa vào ngôn ngữ, độ mở mắt và vận động
D. Dựa vào lời nói và sự mở mắt vận động khi kích thích
-
Câu 28:
Khoảng tỉnh được xác định như sau:
A. Mê-> tỉnh ->mê
B. Tỉnh->mê ->tỉnh
C. Tỉnh ->mê
D. Mỗi bệnh nhân điều có khoảng tỉnh
-
Câu 29:
Biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật trong chấn thương sọ não:
A. Mạch chậm, huyết áp tăng
B. Nhịp thở tăng, hơi thở tăng
C. Câu A và B đúng khi có chèn ép thân não
D. Nhức đầu và nôn mữa
-
Câu 30:
Liệt nửa người trong chấn thương sọ não:
A. Máu tụ chèn ép
B. Giập não và máu tụ
C. Tổn thương phối hợp
D. Câu A, B và C đúng