1730 câu trắc nghiệm Nội ngoại cơ sở
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 1700+ câu trắc nghiệm Nội ngoại cơ sở có đáp án. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Ðiều không nên làm trong sơ cứu vết thương mạch máu là:
A. Kẹp cầm máu
B. Ga-rô
C. Băng ép
D. Băng ép có chèn động mạch
-
Câu 2:
Garrot chỉ được áp dụng trong trường hợp:
A. Vết thương chảy nhiều máu
B. Vết thương chảy máu khó cầm
C. Vết thương cắt cụt chi tự nhiên
D. Vết thương tĩnh mạch lớn
-
Câu 3:
Nguyên tắc điều trị vết thương mạch máu là:
A. Hồi sức, chống choáng
B. Chống uốn ván
C. Kháng sinh toàn thân
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 4:
Gọi là vết thương mạch máu khi:
A. Thương tổn nội mạc
B. Thương tổn nội mạc và lớp giữa
C. Thương tổn 3 lớp của thành mạch
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 5:
Chẩn đoán phân biệt giả phình động mạch và phình động mạch dựa vào:
A. Cơ chế bệnh sinh
B. Hình dạng túi phình
C. Bản chất của thành túi phình
D. Vị trí túi phình
-
Câu 6:
Giả phình động mạch cấp sau chấn thương động mạch do:
A. Thương tổn hoàn toàn lớp nội mạc
B. Thương tổn hoàn toàn lớp giữa
C. Thương tổn hoàn toàn lớp nội mạc và lớp giữa
D. Thương tổn lớp giữa và lớp vỏ
-
Câu 7:
Những yếu tố nặng trong thương tổn động mạch:
A. Vị trí động mạch thương tổn
B. Thời gian điều trị
C. Thương tổn phối hợp
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 8:
Thoát vị bẹn chéo ngoài ở trẻ em là do:
A. Mở lại ống phúc tinh mạc ở trẻ nam
B. Mở lại ống Nuck ở trẻ gái
C. Bẩm sinh
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 9:
Thoát vị bẹn bẩm sinh là:
A. Thoát vị chéo ngoài
B. Thoát vị trực tiếp
C. Thoát vị chéo trong
D. Thoát vị tái phát sau mổ
-
Câu 10:
Thoát vị bìu có thể nhầm chẩn đoán với:
A. U nang thừng tinh
B. Viêm tinh hoàn
C. Nước màng tinh hoàn
D. Tinh hoàn lạc chỗ
-
Câu 11:
Bản chất của túi thoát vị:
A. Là một tổ chức xơ
B. Là màng mỏng tân tạo
C. Là túi phúc mạc
D. Là bao xơ chung
-
Câu 12:
Thoát vị bẹn thường khi mở bao thoát vị thấy:
A. Chỉ có dịch trong
B. Có manh tràng và ruột thừa
C. Có quai ruột non
D. Có mạc nối lớn
-
Câu 13:
Các yếu tố cấu thành thoát vị bao gồm:
A. Tạng thoát vị
B. Túi thoát vị
C. Ðường đi của tạng thoát vị
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 14:
Phân chia thoát vị bẹn thành chéo ngoài hay chéo trong là dựa vào:
A. Ðộng mạch bẹn
B. Dây treo bàng quang
C. Ðộng mạch thượng vị dưới
D. Dây chằng tròn
-
Câu 15:
Chẩn đoán gián biệt thoát vị bẹn không biến chứng với, ngoại trừ:
A. Nang thừng tinh
B. Dãn tĩnh mạch thừng tinh
C. Tinh hoàn lạc chỗ
D. U tinh hoàn
-
Câu 16:
Bệnh lý do tồn tại ống phức tinh mạc ở trẻ em bao gồm:
A. Thoát vị bẹn
B. Tràn dịch màng tinh hoàn
C. Nang thừng tinh
D. Dãn tĩnh mạch thừng tinh
-
Câu 17:
Nguyên tắc mổ thoát vị bẹn bao gồm:
A. Thắt cao cổ túi thoát vị
B. Tái tạo thành bụng ở người lớn
C. Tái tạo thành bụng ở trẻ em
D. A và B đúng
-
Câu 18:
Chỉ định mổ thoát vị bẹn nghẹt khi:
A. Tạng thoát vị nằm trong bìu quá lớn
B. Tạng thoát vị đau nhiều
C. Tạng thoát vị không tự lên được
D. Tạng thoát vị là ruột bị nghẹt gây tắc ruột
-
Câu 19:
Bệnh nhân bị thoát vị bẹn khi có triệu chứng tắc ruột, cần phải:
A. Cố gắng nắn đẩy tạng thoát vị về ổ bụng
B. Tiền mê và đẩy tạng vào ổ bụng
C. Giữ khối thoát vị và mổ cấp cứu ngay
D. Chờ đợi hy vọng tạng thoát vị tự lên
-
Câu 20:
Tạng thoát vị được gọi là nghẹt khi:
A. Thầy thuốc cố đẩy không lên được
B. Bệnh nhân đau đớn nhiều
C. Bệnh nhân sốt
D. Bệnh nhân có hội chứng tắc ruột
-
Câu 21:
Thoát vị bẹn được phân thành thoát vị bẹn gián tiếp hay trực tiếp là dựa vào cơ chế bệnh sinh của thoát vị bẹn:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Thoát vị bẹn được phân thành thoát vị bẹn bẩm sinh hay mắc phải là dựa vào cơ chế bệnh sinh của thoát vị bẹn:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Thoát vị bẹn được phân thành thoát vị chỏm, thoát vị thành hay thoát vị bìu là dựa vào cơ chế bệnh sinh của thoát vị bẹn?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Thoát vị bẹn chéo ngoài ở trẻ em là thoát vị mắc phải?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Thoát vị bẹn bẩm sinh là thoát vị trực tiếp và chủ yếu gặp ở trẻ em?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 26:
Thoát vị đùi có đặc điểm là thoát vị không thường gặp, chủ yếu gặp ở nữ và thường vào viện với biến chứng nghẹt?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 27:
Thoát vị đùi có đặc điểm là:
A. Ít gặp hơn so với thoát vị bẹn
B. Thường gặp ở nữ
C. Chủ yếu vào viện khi đã có biến chứng nghẹt
D. A và B đúng
-
Câu 28:
Thoát vị đùi có các đặc điểm giúp phân biệt với thoát vị bẹn là:
A. Đầu khối phồng nằm dưới nếp lằn bẹn, ở đáy tam giác đùi
B. Ít gặp hơn so với thoát vị bẹn và thường gặp ở nữ
C. Đường đi của khối thoát vị không liên quan đến ống bẹn
D. A và B đúng
-
Câu 29:
Các phương pháp điều trị thoát vị đùi bao gồm:
A. Băng ép
B. Cho bệnh nhân mặc quần lót chật
C. Phẫu thuật
D. A và B đúng
-
Câu 30:
Nguyên tắc phẫu thuật thoát vị đùi bao gồm:
A. Giải phóng tạng thoát vị và cắt buột cao cổ túi thoát vị
B. Tái tạo thành bụng
C. Chỉ cần giải phóng tạng thoát vị và cắt buột cao cổ túi thoát vị, chứ không cần phải tái tạo thành bụng
D. A và B đúng