1730 câu trắc nghiệm Nội ngoại cơ sở
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 1700+ câu trắc nghiệm Nội ngoại cơ sở có đáp án. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Phương tiện đầu tay để chẩn đoán chảy máu trong ổ bụng (kết hợp với lâm sàng) là:
A. X quang bụng không sửa soạn
B. Siêu âm bụng
C. Chụp cắt lớp
D. Nội soi ổ bụng chẩn đoán
-
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Trong X quang bụng không sửa soạn, bệnh nhân luôn phải ở tư thế đứng
B. Siêu âm giúp bác sĩ dễ dàng đánh giá mức độ thương tổn của gan
C. Chụp cắt lớp luôn có giá trị chẩn đoán hơn siêu âm
D. Nội soi ổ bụng là phương pháp tiên tiến đang được triển khai rộng rãi vì hiệu quả cao, dễ thực hiện
-
Câu 3:
Liên quan đến siêu âm bụng trong chẩn đoán, phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Siêu âm bụng luôn luôn đòi hỏi kết hợp lâm sàng
B. Có thể giúp phát hiện dịch tự do ở túi Morison
C. Đặc biệt hiệu quả với các đối tượng bị chấn thương tạng đặc
D. Có thể thay thế cho biện pháp chọc rửa ổ bụng
-
Câu 4:
Phát biểu nào sau đây không đúng, ngoại trừ:
A. Chọc rửa cho kết quả đúng cao hơn chọc dò ổ bụng
B. Cần gây tê sau khi chọc dò ổ bụng
C. Chọc dò được gọi là âm tính khi hút ra được máu không đông
D. Chọc hút không ra máu chứng tỏ không có thương tổn trong ổ bụng
-
Câu 5:
Phát biểu nào sau đây đúng, ngoại trừ:
A. Hiện tượng vỡ hai thì thường gặp ở các tạng như gan,lách
B. Các xét nghiệm cận lâm sàng có vai trò quan trọng nhất trong chẩn đoán
C. Hỏi bệnh sử góp phần làm rõ cơ chế chấn thương
D. Mạch, huyết áp thay đổi theo số lượng máu mất
-
Câu 6:
Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Đau vùng thượng vị phải là cơ sở quan trọng để chẩn đoán vỡ gan
B. Tăng bạch cầu > 15.000/ml thường thấy trong vỡ gan do chấn thương bụng kín
C. Chụp tĩnh mạch thường được chỉ định khi chấn thương gan có kèm theo chảy máu đường mật vì các tổn thương tĩnh mạch thường nghiêm trọng
D. Chụp cắt lớp có thể giúp ước lượng số máu mất.
-
Câu 7:
Có bao nhiêu đại lượng sau đây có thể thay đổi khi vỡ gan: Tốc độ lắng máu, tỉ lệ prothrombin, men transaminase, số lượng bạch cầu
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 8:
Trong các trường hợp vỡ lách, chụp X quang bụng không sửa soạn cho thấy, ngoại trừ:
A. Cơ hoành (T) thấp hơn bình thường cho không có lách nâng đỡ
B. Dạ dày dãn trướng đầy hơi
C. Góc lách của đại tràng bị đẩy xuống thấp và vào trong
D. Bóng mờ của lách to ra
-
Câu 9:
Các đáp án sau có liên quan đến hiện tượng vỡ thai ngoài tử cung, ngoai trừ:
A. Xảy ra ở phụ nữ đang trong tuổi sinh đẻ kinh nguyệt đều đặn
B. Xét nghiệm que thử thai có thể dương tính
C. Rong huyết
D. Đau hạ vị
-
Câu 10:
Hướng xử trí khi tiếp nhận bệnh nhân có dấu hiệu chảy máu, ngoại trừ:
A. Đánh giá các dấu hiệu sinh tồn và phát hiện các thương tổn kết hợp
B. Đặt thông tiểu, đặt thông mũi-dạ dày, thở oxy
C. Khám bụng và làm các xét nghiệm cận lâm sàng
D. Dùng kháng sinh thích hợp để tránh nhiễm trùng ổ bụng
-
Câu 11:
Liên quan đến tình trạng sốc hay xuất huyết động học không ổn định, phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Siêu âm và chọc dò ổ bụng có vai trò quan trọng trong chẩn đoán
B. Phải hồi sức trước khi chuyển vào phòng mổ để mở bụng thăm dò
C. Mở ổ bụng giúp xác định thương tổn
D. Cả A và B
-
Câu 12:
21. Trường hợp bệnh nhân có huyết động học ổn định, cho các phát biểu sau: I. Siêu âm chẩn đoán ghi nhận không có dịch, bệnh nhân sẽ được xuất viện và theo dõi tại nhàII. Nếu siêu âm phát hiện dịch trong ổ bụng nhưng không có dấu hiệu của viêm phúc mạc, cần tiến hành chụp cắt lớp để xác định chính xác chẩn đoán. III. Nếu chụp cắt lớp cho thấy thương tổn cần phải tiến hành mổ càng sớm càng tốt. IV. Nếu chụp cắt lớp phát hiện thương tổn có thể cho bệnh nhân xuất viện và theo dõi tại nhà
Các phát biểu đúng là:
A. I, II, III
B. II, III
C. II, IV
D. II
-
Câu 13:
Chọn 1 triệu chứng đã sắp đúng trong thứ tự A, B, C của tam chứng Charcot được ghi nhận:
A. Đau bụng
B. Vàng da
C. Sốt D. Có tiền sử biểu hiện sỏi mật
D. Có tiền sử biểu hiện sỏi mật
-
Câu 14:
Chọn câu nào sau đây đúng nhất?
A. Định luật Courvoisier cho rằng vàng da tắc mật kèm túi mật lớn là do sỏi mật
B. Định luật Courvoisier là do u chèn ép đường mật
C. Định luật Courvoisier chỉ đúng ở châu Âu
D. A và C đúng
-
Câu 15:
Các xét nghiệm sau xét nghiệm nào đặc biệt để nói tắc mật:
A. Công thức bạch cầu tăng
B. Bilirubin máu tăng
C. Men photphataza kiềm tăng cao trong máu
D. Tỷ lệ Prothrombin máu giảm nhiều
-
Câu 16:
Bệnh lý tắc mật nào trong số những bệnh sau đây hay gặp gây tái phát sau khi đã phẫu thuật:
A. U nang ống mật chủ (Cắt nang + nối lưu thông)
B. Khối u đầu tuỵ (nối mật ruột)
C. Sỏi ống mật chủ (mở ống mật chủ lấy sỏi + dẫn lưu Kehr)
D. K đường mật (nối mật ruột )
-
Câu 17:
Khi có hiện tượng hủy hoại tế bào gan, thì cận lâm sàng cần làm xét nghiệm gì để xác định hiện tượng này:
A. Bilirubin trực tiếp trong huyết thanh
B. Bilirubin gián tiếp trong huyết thanh
C. Tỷ Prothombine trong huyết thanh
D. Tỷ Transaminase trong huyết thanh
-
Câu 18:
Trong tam chứng Charcot để chẩn đoán sỏi ống mật chủ gây tắc mật các triệu chứng xuất hiện theo các thứ tự như sau:
A. Vàng da, sốt, đau
B. Đau, vàng da, sốt
C. Đau, sốt, vàng da
D. Sốt, đau, vàng da
-
Câu 19:
Nghiệm pháp Murphy dương tính trong khám lâm sàng gan mật chứng tỏ:
A. Túi mật bị sỏi
B. Túi mật bị ung thư
C. Túi mật căng to
D. Túi mật bị viêm xơ teo
-
Câu 20:
Nguyên nhân vàng da tắc mật nào không gặp ở người trưởng thành:
A. U đầu tụy
B. Viêm gan
C. Xơ gan
D. Teo đường mật bẩm sinh
-
Câu 21:
Các loại vàng da sau đây, loại nào là vàng da ngoại khoa:
A. Vàng da do sỏi mật
B. Vàng da do tan huyết
C. Vàng da do chuyển hóa
D. Vàng da do viêm gan
-
Câu 22:
Phương tiện cận lâm sàng thông dụng nhất hiện nay để chẩn đoán sỏi đường mật ở nước ta là:
A. Chụp đường mật qua đường tĩnh mạch
B. Chụp đường mật qua da
C. Chụp mật-tụy ngược dòng qua nội soi
D. Siêu âm đường mật
-
Câu 23:
Phương tiện cận lâm sàng ít được sử dụng nhất hiện nay để thăm dò gan mật ở nước ta là:
A. Chụp đường mật qua đường tĩnh mạch
B. Chụp đường mật qua da
C. Chụp mật-tụy ngược dòng qua nội soi
D. Siêu âm đường mật
-
Câu 24:
ERCP là phương pháp thăm dò nào sau đây:
A. Chụp đường mật qua đường tĩnh mạch
B. Chụp đường mật qua đường uống
C. Chụp đường mật qua da
D. Chụp mật-tụy ngược dòng qua đường nội soi
-
Câu 25:
Dấu hiệu lâm sàng có giá trị nhất để chẩn đoán vàng da do nguyên nhân ngoại khoa là:
A. Vàng da kèm gan lớn
B. Vàng da kèm lách lớn
C. Vàng da kèm túi mật lớn
D. Vàng da kèm nôn ra máu
-
Câu 26:
Về mặt sinh hóa, vàng da được định nghĩa chính xác hơn là khi nồng độ Bilirubine trong máu tăng quá:
A. 10mg/l
B. 20mg/l
C. 25mg/l
D. 30mg/l
-
Câu 27:
Trong vàng da tắc mật, bệnh nhân đi tiểu đậm màu, sự đậm màu của nước tiểu được giải thích là do:
A. Bệnh tiểu ra nhiều Bilirubine tự do
B. Bệnh tiểu ra nhiều Stercobiline
C. Bệnh tiểu ra nhiều Bilirubine kết hợp
D. Bệnh tiểu ra nhiều Urobiline
-
Câu 28:
Phân trắng như cứt cò là triệu chứng điển hình của bệnh:
A. Sỏi mật
B. U đầu tụy
C. K đường mật
D. Teo đường mật bẩm sinh
-
Câu 29:
Tắc mật hoàn toàn sẽ biểu hiện chính xác bằng dấu hiệu:
A. Da và mắt vàng đậm
B. Tiểu đậm màu
C. Phân trắng như cứt cò
D. Bilirubine tăng rất cao
-
Câu 30:
Vàng da ngày càng da tăng không bao giờ giảm sút là loại đặc điểm vàng da do:
A. Viêm gan
B. Sỏi mật
C. K đường mật
D. Tan máu