1730 câu trắc nghiệm Nội ngoại cơ sở
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 1700+ câu trắc nghiệm Nội ngoại cơ sở có đáp án. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Liên quan đến mảnh sườn di động điều nào sau đây đúng:
A. Lồng ngực căng phồng hay co kéo hõm ức và các khoảng gian sườn
B. Gợi ý bệnh lý màng phổi
C. Lồng ngực di chuyển nghịch thường: lõm khi thở ra, ra ngoài lúc hít vào
D. Gợi ý có nhiều xương sườn bị gãy
-
Câu 2:
Sự co kéo hõm thượng đòn, vùng trên ức thường kèm theo suy hô hấp, không thường gặp trong bệnh lý nào:
A. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
B. Xơ phổi
C. Hen nặng
D. Ung thư phổi
-
Câu 3:
Tỉ số giữa thời gian hít và thở ra ở người bình thường là:
A. 1,5
B. 0,5
C. 1,4
D. 0,7
-
Câu 4:
Dấu Hoover là:
A. Phần đáy của lồng ngực co vào khi hít vào
B. Phần đáy của lồng ngực nở ra khi hít vào
C. Lồng ngực lõm vào trong khi hít vào và ra ngoài khi thở ra
D. A, C đúng
-
Câu 5:
Phần sờ trong khám phổi, ngoại trừ:
A. Sờ tìm điểm đau
B. Sờ tìm hạch
C. Sờ đánh giá khí quản lệch hay không
D. Sờ đánh giá diện tích, cách nẩy và cường độ nẩy của mỏm tim
-
Câu 6:
Cung cấp thông tin nhiều nhất nhờ đánh giá sự dẫn truyền các rung động của thanh quản ra thành ngực:
A. Sờ cử động hô hấp
B. Sờ hạch
C. Sờ khí quản
D. Sờ rung thanh
-
Câu 7:
Cho các phát biểu sau đây: (1) Gõ trực tiếp dùng phần đầu các ngón uốn cong gõ trực tiếp vào thành ngực (2) Gõ gián tiếp ít được sử dụng hơn gõ trực tiếp (3) Gõ gián tiếp dùng đầu ngón tay trỏ của tay thuận gõ lên ngón giữa tay trái ở đốt giữa (4) Gõ vang gặp trong trường hợp tràn dịch hoặc tràn khí màng phổi (5) Gõ đục gặp trong trường hợp viêm phổi, xẹp phổi
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 8:
Sắp xếp mức trong - đục thường gặp trên lâm sàng theo chiều đục dần khi gõ vào các vị trí sau: (1) Gan và tim (2) Phổi bình thường (3) Phổi bệnh nhân bị khí phế thủng (4) Bóng hơi dạ dày (5) Đùi
A. (4), (5), (3), (2), (1)
B. (5), (1), (2), (3), (4)
C. (4), (3), (2), (1), (5)
D. (5), (1), (3), (2), (4)
-
Câu 9:
Chọn câu sai ở đáp án dưới đây nhé:
A. Gõ đục trong tràn khí màng phổi nghe như gõ trên gỗ
B. Gõ đục trong đông đặc phổi không có cảm giác đề kháng lại ngón tay
C. Gõ đục ở bóng hơi dạ dày bằng tiếng đục do tràn dịch màng phổi trái lượng nhiều
D. Mở rộng vùng đục ở trung thất trên có thể do bướu giáp thòng
-
Câu 10:
Sự dời chỗ, giảm các vùng đục của gan và tim có thể liên quan đến:
A. Tràn khí áp lực
B. Khí phế thủng
C. Tràn dịch màng phổi
D. A, B đúng
-
Câu 11:
Chọn phát biểu sai:
A. Trên lâm sàng tiếng rì rào phế nang được xem như nghe một thì hít vào
B. Tiếng rì rào phế nang được nghe ở ngoại vi lồng ngực
C. Tiếng rì rào phế nang có thể mất đi khi hiện diện tràn dịch màng phổi
D. Tất cả đều sai
-
Câu 12:
Tiếng thở nào sau đây là những biến đổi của tiếng thở thanh khí phế quản:
A. Tiếng thổi ống
B. Tiếng thổi màng phổi
C. Tiếng thổi vò
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 13:
Chọn phát biểu đúng:
A. Các tiếng ran liên tục có nguồn gốc từ hẹp lòng khí đạo
B. Độ dài của tiếng ran liên tục thể hiện tốt hơn mức độ hẹp, tiếng liên tục càng dài, khí đạo càng hẹp
C. Các tiếng ran liên tục thường dễ phát hiện khi bệnh nhân thở theo kiểu dung tích sống gắng sức
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 14:
Hội chứng ba giảm kèm theo dấu hiệu lồng ngực xẹp bên, khí quản lệch cùng bên ở bệnh nhân vừa ho vừa sặc dữ dội sau bữa ăn giúp nghĩ đến bệnh cảnh?
A. Tràn dịch màng phổi
B. Tràn khí - dịch màng phổi
C. Xẹp phổi
D. Dày dính màng phổi
-
Câu 15:
Hội chứng ba giảm kèm theo dấu hiệu có tiếng óc ách khi lắc tại đáy phổi giúp nghĩ đến bệnh cảnh?
A. Tràn dịch màng phổi
B. Tràn khí - dịch màng phổi
C. Xẹp phổi
D. Dày dính màng phổi
-
Câu 16:
Đặc điểm tiếng thở thanh quản:
A. 100-1200 Hz, thô ráp, mạnh, trung tâm, một thì, ít có ý nghĩa lâm sàng
B. 100-1200 Hz, thô ráp, mạnh, trung tâm, hai thì, ít có ý nghĩa lâm sàng
C. 100-1200 Hz, thô ráp, mạnh, ngoại vi, hai thì, ít có ý nghĩa lâm sàng
D. 75-1600 Hz, thô ráp, mạnh, trung tâm, hai thì, ít có ý nghĩa lâm sàng
-
Câu 17:
Đặc điểm: “200-600 Hz, êm dịu, yếu, ngoại vi, một thì” là của loại tiếng thở nào?
A. Tiếng rì rào phế nang
B. Tiếng phế quản
C. Tiếng thanh quản
D. Tiếng khí phế quản
-
Câu 18:
Đặc điểm quan trọng nhất giúp phân biệt tiếng thở khí phế quản với tiếng thở phế nang là:
A. Hiện diện ở cả 2 thì
B. Chỉ nghe được thì hít vào
C. Chỉ nghe được thì thở ra
D. Cường độ mạnh
-
Câu 19:
Phân biệt tiếng liên tục và không liên tục tuỳ theo trường độ tiếng thở dài hay ngắn hơn bao nhiêu?
A. 550ms
B. 450ms
C. 350ms
D. 250ms
-
Câu 20:
Tiếng ran rít có âm sắc và tần số trội như thế nào?
A. Âm sắc cao, tần số trội >=200Hz
B. Âm sắc cao, tần số trội <=200Hz
C. Âm sắc cao, tần số trội >=400Hz
D. Âm sắc thấp, tần số trội <=400Hz
-
Câu 21:
Tiếng thêm vào liên tục gồm:
A. Ran rít, ran to hạt, ran nhỏ hạt
B. Ran rít, ran to hạt, tiếng cọ màng phổi
C. Ran ngáy, ran rít
D. Ran rít, ran to hạt
-
Câu 22:
“Dài hơn 250ms, âm sắc thấp, tần số trội <=400Hz, ít dạng âm nhạc hơn tựa tiếng ngáy” là đặc điểm của tiếng nào?
A. Ran rít
B. Ran ngáy
C. Ran to hạt
D. Không là đặc điểm của tiếng nào kể trên
-
Câu 23:
Các tiếng ran không liên tục thường dễ phát hiện hơn khi bệnh nhân:
A. Thở bình thường
B. Thở nhanh và lẹ
C. Nín thở
D. Thở chậm và thật sâu
-
Câu 24:
Ran to hạt:
A. Là ran đầu và giữa thì hít vào
B. Là ran cuối thì hít vào
C. Là ran đầu thì hít vào
D. Là ran giữa thì hít vào E. Là ran cuối thì thở ra
-
Câu 25:
Ran thường gặp trong các bệnh lý có ứ đọng chất tiết phế quản, viêm phế quản:
A. Ran rít
B. Ran to hạt
C. Ran nhỏ hạt
D. Tiếng cọ màng phổi
-
Câu 26:
Ran thường gặp trong bệnh lý phế nang là:
A. Tiếng cọ màng phổi
B. Ran to hạt
C. Ran rít
D. Ran nhỏ hạt
-
Câu 27:
Khi khám lâm sàng phát hiện hội chứng 3 giảm và nghe tiếng gì ở giới hạn trên của vùng 3 giảm thì hội chứng 3 giảm này tạo ra bởi tràn dịch màng phổi:
A. Tiếng cọ màng phổi
B. Tiếng dế kêu
C. Tiếng ngực thầm
D. Tiếng óch ách
-
Câu 28:
Tiếng ngực thầm là hiện tượng nghe được rõ ràng tiếng nói thầm do tăng cường độ tiếng này bởi một vùng:
A. Đông đặc phổi
B. Tràn dịch màng phổi
C. Tràn khí màng phổi
D. Tràn khí trung thất
-
Câu 29:
Tiếng rì rào phế nang có thể mất đi khi:
A. Hiện diện tràn dịch và tràn khí màng phổi
B. Đông đặc phổi và tràn khí trung thất
C. Tràn dịch màng phổi và tràn khí trung thất
D. Tràn khí màng phổi và tràn khí trung thất
-
Câu 30:
Trường hợp làm giảm tiếng rì rào phế nang:
A. Bệnh nhân béo phì, tràn dịch màng phổi
B. Bệnh nhân gầy, khí phế thũng
C. Bệnh nhân béo phì, tràn dịch màng phổi
D. Bệnh nhân béo phì, kh