1730 câu trắc nghiệm Nội ngoại cơ sở
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 1700+ câu trắc nghiệm Nội ngoại cơ sở có đáp án. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Khi hỏi bệnh nhân bị vàng da do tăng Bilirubin máu cần lưu ý:
A. Bệnh đái tháo đường
B. Cơ địa và tiền sử
C. Bệnh lao phổi
D. Béo phì
-
Câu 2:
Dấu hiệu chắc chắn vàng da sau gan (tắc mật):
A. Đi cầu phân bạc màu
B. Sờ được túi mật căng to dưới sườn phải
C. Men transaminase tăng vượt trội
D. Tiền sử gia đình có bệnh gan
-
Câu 3:
Xét nghiệm nào sau đây rất quan trọng trong xác định tăng Bilirubin máu:
A. Siêu âm gan mật tụy
B. Chụp cắt lớp vi tính ( CT) gan tụy mật
C. Xét nghiệm sinh hóa và huyết học
D. Chụp MRI gan tụy mật
-
Câu 4:
Bệnh vàng da nào sau đây không phải là vàng da do nguyên nhân tại gan:
A. Bệnh Dubin- Johnson
B. Viêm gan siêu vi
C. Viêm gan cấp do rượu
D. Viêm gan do thuốc
-
Câu 5:
Dấu hiệu nghi ngờ vàng da sau gan:
A. Đi cầu phân bạc màu
B. Sờ được túi mật căng to dưới sườn phải
C. Men transaminase tăng vượt trội
D. Tiền sử gia đình có bệnh gan
-
Câu 6:
Thứ tự xuất hiện các dấu hiệu của tam chứng Charcot:
A. Đau quặn gan, sốt, vàng da
B. Vàng da, đau quặn gan, sốt
C. Đau quặn gan, vàng da, sốt
D. Xuất hiện cùng lúc và không theo thứ tự nào
-
Câu 7:
Bình thường nồng độ Bilirubin trong máu khoảng:
A. 0,4-0,8 mg%
B. 0,8-1,2 mg%
C. 1,2-1,6mg%
D. 1,6-2mg%
-
Câu 8:
Trong vàng da dưới lâm sàng, nồng độ Bilirubin TP là:
A. 1,2-2 mg/dl
B. 2-2,5 mg/dl
C. > 2,5 mg/dl
D. Tùy vào mắt người khám
-
Câu 9:
Bilirubin trực tiếp hòa tan trong nước nhờ:
A. Tính phân cực
B. Gắn với albumin
C. Ester hóa với acid glycuronique
D. Nhờ men UDP
-
Câu 10:
Yếu tố nào sau đây gây vàng da không phải do tăng Bilirubin máu:
A. Viêm gan do rượu
B. U đầu tụy
C. Ngộ độc Cloroquin
D. Tăng carotene
-
Câu 11:
Triệu chứng vàng da không do gan bao gồm các triệu chứng sau, ngoại trừ:
A. Lượng nước tiểu ít hơn bình thường
B. Chỉ vàng kết mạc, thành từng đốm
C. Chỉ vàng da, không vàng kết mạc mắt
D. Foam test (+)
-
Câu 12:
Khi tăng bilirubin kết mạc mắt dễ phát hiện vàng vì:
A. Đồng tử rất có ái lực với bilirubin
B. Thủy tinh thể bắt giữ bilirubin rất mạnh
C. Mạng lưới mao mạch đáy mắt rất có ái lực với bilirubin
D. Các sợi elastin rất có ái lực với bilirubin
-
Câu 13:
Triệu chứng thường gặp trên bệnh nhân U quanh bóng Vater, ngoại trừ:
A. BN lớn tuổi
B. Túi mật căng to có thể sờ được
C. Vàng da diễn tiến kéo dài 1-2 tháng hoặc hơn
D. Thường kèm theo sốt, nôn
-
Câu 14:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nếu bilirubin TT/TP < 20% kết luận tăng bilirubin TT ưu thế
B. Lượng bilirubin GT bình thường là 0,2-0,4 mg/dl
C. ALP là emzem hoạt động trong môi trường acid
D. Biến đổi đầu tiên đối với người bị vàng da là nước tiểu vàng sậm
-
Câu 15:
Bilirubin gián tiếp không thải ra nước tiểu vì:
A. Khối lượng phân tử lớn không qua được màng đấy của thận
B. Không tan trong nước
C. Do có tính phân cực
D. Do không hấp thu vào máu
-
Câu 16:
Đặc điểm của xét nghiệm Phosphatase kiềm, ngoại trừ:
A. Hoạt động trong môi trường kiềm
B. Một khi APL bình thường, ít có khả năng nguyên nhân vàng da là do tắc mật
C. Giá trị bình thường là 25-85U/L
D. Có độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán tắc mật
-
Câu 17:
Đặc điểm của xét nghiệm GGT, ngoại trừ:
A. Có độ nhạy cao
B. Thường gặp trong bệnh tắc mật và bệnh gan do rượu
C. Bình thường Nam: 50 U/L, Nữ: 30 U/L
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 18:
Trong chẩn đoán bằng siêu âm:
A. Dấu hiệu tắc mật gồm: Dãn đường mật trong và ngoài gan, tui mật căng to,…
B. Rẻ tiền, nhanh
C. Túi mật to khi kích thước chiều ngan >4cm, chiều dọc >8cm
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 19:
Điểm yếu của CT:
A. Độ nhạy cao nhưng độ đặc hiệu thấp
B. Phụ thuộc vào người CT
C. Độ đặc hiệu cao nhưng độ nhạy thấp
D. Không thấy được sỏi mật không cản quang
-
Câu 20:
Nước tiểu màu vàng sậm trong vàng da tắc mật là do chứa nhiều:
A. Urobilinogen
B. Bilirubin TT
C. Cả hai chất trên
D. Bilirubin GT
-
Câu 21:
Đặc điểm nào sau đây là sai với định nghĩa về đau bụng cấp:
A. Trường hợp đau bụng cấp cần được chăm sóc khẩn cấp
B. Không phải lúc nào cũng điều trị đau bụng cấp bằng ngoại khoa
C. Thời gian của đau bụng cấp không quá 6 ngày
D. Đau bụng cấp có thể có nguồn gốc không phải ở vùng bụng
-
Câu 22:
Vị trí nào sau đây không phải là vị trí của thụ thể TK cảm giác của các cơ quan trong ổ bụng:
A. Niêm mạc tạng rỗng
B. Thanh mạc tạng rỗng
C. Mạc treo ruột
D. Lớp dưới niêm tạng rỗng
-
Câu 23:
Chức năng nào sau đây không phải của thụ thể TK cảm giác của các cơ quan trong ổ bụng:
A. Đáp ứng kích thích đau
B. Điều hòa tiết dịch
C. Điều hòa lưu lượng máu
D. Ghi nhận kích thích đau
-
Câu 24:
Thụ thể về căng trướng nằm ở:
A. Lớp cơ tạng đặc
B. Thanh mạc tạng rỗng
C. Mạc treo
D. Giữa lớp dưới niêm mạc và lớp cơ
-
Câu 25:
Chọn tổ hợp kích thích gây đau cơ học với trường hợp lâm sàng tương ứng:
A. Co thắt cơ quá mạnh – Tắc mật
B. Kéo dãn mạc treo hay mạch máu mạc treo – U trực tràng
C. Căng trướng nhanh tạng rỗng – Lủng ruột
D. Dãn đột ngột bao của tạng đặc – Gan ứ huyết
-
Câu 26:
Ở vùng niêm mạc tạng rỗng có thụ thể thần kinh nào sau đây:
A. Thụ thể TK cảm giác
B. Thụ thể về căng trướng tạng
C. Thụ thể cảm giác đau hóa học
D. A và C đúng
-
Câu 27:
Số phát biểu đúng khi nói về các kích thích đau hóa học: (1) Thụ thể tiếp nhận nằm ở lớp niêm mạc (2) Thụ thể tiếp nhận nằm ở lớp dưới niêm mạc (3) Được hoạt hóa gián tiếp bởi các chất hóa học để đáp ứng với tổn thương (4) Chất hóa học được phóng thích là H+ , Na+ , serotonin, bradykinin. (5) Hiện tượng tổn thương cơ học có thể gây đau hóa học
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 28:
Chọn câu sai khi nói về nguyên nhân gây ra cơn đau tạng:
A. Tăng áp suất nội bao tạng đặc
B. Tăng co thắt hoặc căng dãn tạng rỗng
C. Tạo và tích lũy các chất trong phản ứng viêm và hoại tử
D. Giảm trương lực cơ trơn bất thường
-
Câu 29:
Đặc điểm sau đây là của cơn đau tạng:
A. Khu trú rõ ràng, tương ứng với vị trí da thành bụng
B. Cơn đau kéo dài
C. Thường đau ở đường giữa
D. Bệnh nhân thường nằm yên, không cử động
-
Câu 30:
Đặc điểm sau đây là của cơn đau lá thành:
A. Bệnh nhân xoay trở người để tìm tư thế giảm đau
B. Đau mơ hồ, không khu trú
C. Giảm khi bệnh nhân cử động hoặc ho
D. Khu trú, rõ ràng, tương ứng với vị trí da thành bụng