1730 câu trắc nghiệm Nội ngoại cơ sở
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 1700+ câu trắc nghiệm Nội ngoại cơ sở có đáp án. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Những nguyên nhân có thể làm tỉ trọng nước tiểu bất thường khi:
A. Tăng khi uống nước nhiều
B. Giảm khi tiểu đạm
C. Tăng khi dùng thuốc lợi tiểu
D. Tăng khi uống nước ít
-
Câu 2:
Phát biểu nào sai trong số phát biểu sau:
A. Bình thường nước tiểu hơi acid, pH bằng 6
B. Sau khi ăn, nước tiểu trở nên kiềm
C. Ngộ độc rượu methyl làm nước tiểu kiềm
D. Nhiễm trùng tiểu do Proteus làm kiềm nước tiểu
-
Câu 3:
Phát biểu nào dưới đây là đúng:
A. Thí nghiệm que nhúng ít được sử dụng vì cho kết quả chậm
B. Que nhúng nhạy cảm với hemoglobin, globulin, protein chuỗi nặng
C. Định lượng chính xác nhờ phản ứng kết tủa với sulfosalicylic acid
D. “Tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán tiểu đạm là định tính lượng đạm trong 24 giờ
-
Câu 4:
Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về khảo sát đường niệu:
A. Giấy nhúng sẽ chuyển sang vàng khi có đường trong nước tiểu
B. Bình thường sẽ có một lượng nhỏ đường trong nước tiểu
C. Đái tháo đường thường có kèm đường máu tăng
D. Đánh giá chức năng tái hấp thu đường của ống lượn xa
-
Câu 5:
Phát biểu nào sai khi nói về khảo sát ceton niệu:
A. Bình thường không có ceton trong nước tiểu
B. Nếu nước tiểu có chứa aceton, viên acetest sẽ chuyển từ hồng sang trắng
C. Nhịn đói lâu ngày sẽ có ceton trong nước tiểu
D. Đái tháo đường có nhiễm ceton acid
-
Câu 6:
Trong kỹ thuật khảo sát cặn lắng nước tiểu, quang trường 10 dùng để khảo sát (1) bản chất của trụ (2) tế bào biểu mô (3) hồng cầu (4) tiểu cầu (5) bạch cầu (6) các loại trụ (7) tinh thể urate
A. (2), (4), (6), (7)
B. (1), (2), (6), (7)
C. (2), (6), (7)
D. (1), (4), (7)
-
Câu 7:
Có bao nhiêu câu đúng trong các nhận xét sau? (1) Khảo sát bằng que nhúng giúp phát hiện bạch cầu qua men peroxidase. (2) Mọi trường hợp trong nước tiểu có hồng cầu và bạch cầu đều là bất thường. (3) Sự xuất hiện trụ sáp chứng tỏ có hội chứng thận hư. (4) Bản chất của tinh thể không nói lên bản chất của sỏi hệ niệu
A. 2
B. 0
C. 1
D. 4
-
Câu 8:
Khi nói về kỹ thuật khảo sát nước tiểu bằng que nhúng, điều nào sau đây không đúng?
A. Dễ cho phản ứng dương tính giả
B. Que nhúng âm tính giả nếu có đường niệu, tỉ trọng nước tiểu tăng, đã dùng kháng sinh, nhiều oxalate trong nước tiểu
C. Tiểu hemoglobin, myoglobin cho que thử dương tính
D. Nước tiểu bị dây khuẩn từ đường âm đạo cho phản ứng âm tính thật
-
Câu 9:
Giới hạn sinh lý có thể chấp nhận được của bạch cầu trong nước tiểu là:
A. A. < 5 BC/quang trường 10
B. > 1000 BC/phút (cặn Addis)
C. < 5000 BC/phút (cặn Addis)
D. Đáp án khác
-
Câu 10:
Chọn phát biểu đúng về khảo sát cặn lắng và tinh thể?
A. Tiểu máu đại thể khi HC > 5000/phút (cặn Addis)
B. Tiểu máu do nguyên nhân không HC cho thấy HC biến dạng
C. Tiểu máu là do tổn thương tại thận
D. Khi quan sát dưới kính hiển vi có thể thấy tinh trùng
-
Câu 11:
Trong 2 giờ, một bệnh nhân đi tiểu được 330 ml. Kỹ thuật viên lấy 10 ml nước tiểu đó đem quay ly tâm với tốc độ 1500 vòng/phút trong 10 phút, sau đó gạn lấy 0,5 ml cặn. Quan sát dưới kính hiển vi trong 1 mm3 đếm được 4 HC. Trong một phút số lượng HC là:
A. 550 HC/phút
B. 1100 HC/phút
C. 11000 HC/phút
D. 5500 HC/ phút
-
Câu 12:
Có bao nhiêu nhận xét sai? (1) Trụ có bản chất là protein Tamm Horsfall và protein từ huyết tương lọt qua cầu thận vào nước tiểu. (2) Trụ do tế bào ống thận bị tổn thương tiết ra. (3) Đạm Tamm Horsfall trong điều kiện cô đặc và pH nước tiểu base, chúng bị đông đặc và đúc khuôn trong ống lượn xa rồi bong ra theo nước tiểu. (4) Để khảo sát các loại trụ hạt, trụ hồng cầu, trụ bạch cầu phải quay ly tâm. (5) Trụ rộng có đường kính tương đương 3 bạch cầu xếp ngang
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
-
Câu 13:
Loại sỏi nào có thể hình thành khi đường tiết niệu bị viêm?
A. Sỏi oxalate calcium
B. Sỏi cystin
C. Sỏi struvite
D. Sỏi sulfamid
-
Câu 14:
Những yếu tố nào sau đây làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận:(1) Cường cận giáp (2) Bệnh Gout (3) Ngộ độc cấp tính ethylen glycol (4) Tiêu chảy mãn tính (5) Nhiễm trùng đường tiểu
A. A. (1), (2), (4), (5)
B. (1), (2), (3), (5)
C. (2), (3), (5)
D. (1), (2), (3), (4), (5)
-
Câu 15:
Chọn nhận xét không đúng?
A. Trụ hồng cầu hiện diện có thể do viêm cầu thận cấp
B. Trụ sáp là bằng chứng diễn tiến mạn tính viêm cầu thận
C. Trụ sáp là những giọt mỡ trong ống thận do bệnh nhân tiểu ra lipid
D. Sự phì đại các nephron do hoạt động bù trừ có thể gây ra trụ rộng
-
Câu 16:
Để khảo sát vi trùng cần đảm bảo nước tiểu (1) Khảo sát ngay trong ngày. (2) Khảo sát ngay khi lấy. (3) Có thể bảo quản ở 4 0C không quá 4 giờ. (4) Phải lấy bằng kỹ thuật sonde tiểu. (5) Lấy trong điều kiện vô trùng
A. A. (1), (4), (5)
B. (2), (3), (5)
C. (2), (3), (4), (5)
D. (1), (3), (4), (5)
-
Câu 17:
Cho các nhận xét nói về khảo sát vi trùng trong nước tiểu (1) Enterobacteriaceae hiện diện trong nước tiểu làm giấy thử chuyển màu hồng nhạt. (2) Bình thường có thể có một số ít vi trùng trong nước tiểu. (3) Giấy thử đổi màu do vi trùng biến nitrite thành nitrate trong nước tiểu. (4) Nhiễm trùng Enterococcus làm cho giấy thử chuyển màu khi thử. (5) Khảo sát trực tiếp, tiêu chuẩn nhiễm trùng khi > 20 vi trùng/quang trường 40 với nước tiểu không quay ly tâm. Số nhận xét không đúng là"
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
-
Câu 18:
Chất được xem là lý tưởng để đo độ lọc cầu thận (GFR) là:
A. Inulin
B. PAH
C. Creatinin
D. Chưa có chất nào thỏa mãn
-
Câu 19:
Chọn câu sai khi nói về inulin:
A. Được xem là “tiêu chuẩn vàng” trong đánh giá GFR về sự chuẩn xác và chính xác
B. Được sử dụng rộng rãi trong lâm sàng ở các BV
C. Là một polymer của fructose
D. Độ thanh thải huyết tương của inulin chính là mức lọc tiểu cầu
-
Câu 20:
Creatinin huyết thanh, chọn câu sai:
A. Thường được sử dụng trong thực tế để đo GFR bệnh nhân hơn inulin
B. Có thể sử dụng công thức MDRD để ước đoán GFR
C. Công thức Cockcroft Gault dùng để ước đoán độ lọc cầu thận
D. Không nên sử dụng đơn độc creatinin huyết thanh để đánh giá GFR
-
Câu 21:
Chọn câu đúng nhất trong những đáp án dưới đây:
A. Công thức MDRD chỉ cần các thông số creatinin HT, tuổi và giới
B. Bắt buộc phải hiệu chỉnh thêm công thức da trong cả hai công thức MDRD và cockcroft Gault
C. Trị số bình thường của ure huyết thanh ở người trưởng thành là 100-120 mg/dL
D. Sử dụng trung bình cộng ĐTL ure và creatinin làm giảm sai số so với chỉ dùng ĐTL creatinin
-
Câu 22:
Chất nào sau đây thường được dùng để đo GFR vì tính tiện lợi và độ chính xác khá cao:
A. Inulin
B. PAH
C. Ure
D. Creatinine
-
Câu 23:
Chọn câu sai, nói về ure:
A. Trong điều kiện thiếu nước, giảm thể tích máu lưu thông, ure được tăng bài tiết để giảm áp suất thẩm thấu
B. Xuất huyết tiêu hóa có thể làm tăng ure máu
C. Ure được tái hấp thu ở ống thận gần
D. Độ thanh lọc ure sẽ nhỏ hơn độ lọc cầu thận
-
Câu 24:
Dùng dược chất phóng xạ để đo ĐLCT:
A. Có ưu điểm là chỉ cần định lượng trong 1 thời điểm khi dược chất đã khuếch tán đều trong máu
B. Có thể ước đoán trực tiếp ĐLCT từ ĐTL dược chất phóng xạ
C. Cystatin C huyết thanh là một loại dược chất phóng xạ thông dụng
D. Dược chất phóng xạ được cấu tạo bởi hai phần là chất phóng xạ và men gắn
-
Câu 25:
Tiêu chuẩn chất được dùng để đo ĐLCT, chọn câu sai:
A. Phải được sản xuất hằng định trong máu
B. Phải khuếch tán dễ dàng qua dịch ngoại bào
C. Phải là chất nội sinh
D. Phải được lọc dễ dàng qua cầu thận
-
Câu 26:
Bệnh nhân nữ, 19 tuổi, cao 1m72, nặng 60 kg, creatinin HT= 1,5 mg/dL. ĐTL creatinin của BN này là:
A. 151, 25 ml/ph/1,73 m3
B. 154, 275 ml/ph/ 1,73 m3
C. 151, 275 ml/ph/1,73 m3
D. 152, 425 ml/ph/1,73 m3
-
Câu 27:
Bệnh nào sau đây làm giảm độ lọc cầu thận:
A. Đái tháo đường
B. Tăng huyết áp
C. Nhiễm trùng
D. Suy thận
-
Câu 28:
Sinh lý độ lọc cầu thận, chọn câu sai?
A. ĐLCT của nữ thấp hơn của nam
B. ĐLCT giảm dần sau 30 tuổi và có thể giảm gần với giá trị suy thận
C. Ăn nhiều protein làm tăng độ lọc cầu thận
D. ĐLCT giảm trong thai kì do trữ lại lượng nước ối khá lớn
-
Câu 29:
Giới hạn tốc độ giảm của cầu thận được chọn để chẩn đoán suy giảm chức năng lọc cầu thận: (1) Từ vài ngày đến vài tuần gọi là suy thận cấp (2) Giảm chậm trong nhiều tháng gọi là suy thận mạn (3) Giảm nhanh trong vài ngày gọi là suy thận tiến triển nhanh (4) Giảm nhanh trong vài giờ đến vài ngày gọi là suy thận cấp (5) Giảm nhanh trong vài ngày gọi là suy thận bán cấp
A. 1, 2 và 3 đúng
B. 1 và 3 đúng
C. 2 và 4 đúng
D. Chỉ có 4 đúng
-
Câu 30:
Độ lọc cầu thận là gì?
A. Lưu lượng máu lọc qua thận trong 1 đơn vị thời gian
B. Lưu lượng máu lọc qua thận trong 24h
C. Lưu lượng máu lọc qua thận trong 1 giờ
D. Thể tích máu được lọc sạch trong 1 đơn vị thời gian