1730 câu trắc nghiệm Nội ngoại cơ sở
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 1700+ câu trắc nghiệm Nội ngoại cơ sở có đáp án. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chọn số phát biểu đúng khi nói về TKMP tự nhiên nguyên phát: (1) Hút thuốc lá tăng nguy cơ TKMP tự nhiên nguyên phát (2) Các triệu chứng không tự thoái triển (3) TKMP lượng nhiều: giảm cử động lồng ngực, gõ vang, rung thanh và rì rào phế nang giảm (4) TKMP áp lực: tim nhanh, tụt huyết áp (5) Đa số xảy ra khi nghỉ, chắc chắn có đau ngực kiểu màng phổi (6) Thường xảy ra ở bệnh nhân trên 40 tuổi
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 2:
Chọn câu sai khi nói về TKMP tự nhiên thứ phát:
A. Trái với diễn tiến lành tính của TKMP tự nhiên tự phát, TKMP tự nhiên thứ phát có nguy cơ gây tử vong
B. K phế quản không là nguyên nhân gây ra TKMP tự nhiên thứ phát
C. Lạc nội mạc tử cung vùng chậu có liên quan đến TKMP tự nhiên thứ phát
D. Khó thở luôn hiện diện, và nhiều dù TKMP ít
-
Câu 3:
Trong số các nguyên nhân sau, chọn số nguyên nhân gây ra hội chứng tắc nghẽn đường hô hấp dưới: (1) COPD (2) Dị vật thanh khí quản (3) Viêm nắp thanh quản (4) Hen (5) Lạc nội mạc tử cung vùng chậu (6) Phù thanh quản (7) U thanh khí quản (8) Sẹo hẹp thanh khí quản sau đặt nội khí quản (9) Viêm tiểu phế quản
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
-
Câu 4:
Nguyên nhân của viêm trung thất cấp:
A. Lao
B. Nấm
C. Vỡ thực quản
D. Viêm giáp Riedel
-
Câu 5:
Nguyên nhân của viêm trung thất mạn và xơ hóa trung thất, TRỪ:
A. Lao
B. Nấm
C. Xơ hóa sau phúc mạc
D. Nội soi thực quản
-
Câu 6:
Số phát biểu đúng về các loại u trung thất: (1) U trung thất trước trên và trung thất giữa thường gặp nhất là u tuyến ức lành hay ác 71 (2) U trung thất giữa thường gặp nhất là u thần kinh (3) U trung thất sau thường gặp nhất là bướu giáp thòng vào trung thất (4) U trung thất trước trên thường gặp là bướu giáp thòng vào trung thất (5) U trung thất sau thường gặp nhất là u tuyến ức lành tính
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 7:
Có bao nhiêu bệnh lý sau khi gõ sẽ đục: (1) Đông đặc phổi (5) khí phế nang (2) Màng phổi dày dính (6) Tràn khí màng phổi (3) Tắc nghẽn đường hô hấp dưới (7) Màng phổi có u (4) Xẹp phổi (8) Tràn dịch màng phổi
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
-
Câu 8:
Chọn tổ hợp đúng về vị trí tổn thương - bệnh lý – cơ chế trong hội chứng ba giảm:
A. Tổn thương tại màng phổi – U màng phổi lành tính - Giảm hình thành rung động
B. Tổn thương tại nhu mô phổi – Viêm phổi thùy có kèm tắc lòng phế quản - Giảm dẫn truyền rung động và âm thanh
C. Tổn thương tại nhu mô phổi – K phế quản lớn ngoại biên - Giảm dẫn truyền rung động và âm thành
D. Tổn thương tại màng phổi – Dày dính màng phổi - Giảm dẫn truyền rung động và âm thành
-
Câu 9:
Nguyên nhân của TKMP không tự nhiên, trừ:
A. Vỡ phế nang do tăng áp lức đột ngột
B. Sinh thiết phổi hút bằng kim xuyên thành ngực
C. Đặt catheter tĩnh mạch đầu
D. Chọc dò sinh thiết màng phổi
-
Câu 10:
TKMP lượng nhiều:
A. Cử động lồng ngực tăng, gõ đục, rung thanh tăng, rì rào phế nang tăng
B. Cử động lồng ngực tăng, gõ rất vang, rung thanh tăng, rì rào phế nang giảm
C. Cử động lồng ngực giảm, gõ rất vang, rung thanh giảm, rì rào phế nang giảm
D. Cử động lồng ngực giảm, gõ đục, rung thanh giảm, rì rào phế nang tăng
-
Câu 11:
Chọn số phát biểu đúng khi nói về TKMP tự nhiên thứ phát: (1)Xảy ra sau các bệnh khác tại phổi như ung thư sarcoma, xơ nang, hen ác tính (2)Nếu đã mắc COPD, nguy cơ TKMP cao nhất khi FEV1>1 lít hoặc tỷ số FEV1/FVC >40% (3)TKMP có nguy cơ tử vong cao ở bệnh nhân nhiễm HIV bị viêm phổi do P. jiroveci (4)TKMP có nguy cơ tử vong cao nếu bị viêm phổi hoại tử do vi khuẩn gram âm, kỵ khí, tụ cầu
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 12:
Chọn số phát biểu đúng khi nói về TKMP tự nhiên thứ phát: (1) Có thể xảy ra sau bệnh phổi mô kẽ, bệnh mô liên kết: thấp khớp, viêm cột sống dính khớp, xơ cứng bì (2) Thấp khớp có thể gây tràn khí – mủ màng phổi (3) Triệu chứng cơ năng không có đau ngực (4) Triệu chứng thực thể: giảm oxi máu nặng, tăng huyết áp đe dọa tính mạng (5) Triệu chứng thực thể thường nổi trội, đặc trưng (6) Phải luôn nghi ngờ TKMP trên bệnh nhân COPD xuất hiện đau ngực không giải thích được
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 13:
Thứ tự khám bụng là:
A. Nhìn, sờ, gõ, nghe
B. Nhìn, nghe, sờ, gõ
C. Nhìn, nghe, gõ, sờ
D. Nhìn, sờ, nghe, gõ E. Nhìn, gõ, sờ, nghe
-
Câu 14:
Hai đường ngang trong phân chia vùng bụng kiểu kinh điển là:
A. Đường đi qua giữa bờ sườn và cung đùi
B. Đường nối đầu trước hai xương sườn thứ 10 và đường nối hai gai chậu trước trên
C. Đường nối đầu trước hai xương sườn thứ 10 và đường nối hai gai chậu trước dưới
D. Đường nối đầu trước hai xương sườn thứ 9 và đường nối hai gai chậu trước dưới
-
Câu 15:
Câu nào sau đây là sai 7:
A. Trong phân vùng bụng kiểu Anh - Mỹ, mốc phân chia là đường ngang qua rốn và đường nối mũi kiếm xương ức với khớp liên mu
B. Lách nằm ở LUQ
C. Vùng hạ vị nằm dưới đường nối 2 gai chậu trước trên
D. Vùng mạng mỡ trái nằm phía trên đường ngang nối đầu hai xương sườn 10
-
Câu 16:
Số mệnh đề đúng: (1) Luôn phải thực hiện cả 4 bước khám: nhìn, nghe, gõ, sờ (2) Hỏi bệnh sử và triệu chứng cơ năng tiêu hóa không cần thiết đối với khám bụng (3) Tuần hoàn bàng hệ là do các động mạch nổi lên và phát triển các nhánh dưới da bụng (4) Khám bụng không cần thiết phải kết hợp thăm khám trực tràng-âm đạo (5)Trong phân chia kiểu Anh-Mỹ, bụng được phân thành chín vùng
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 17:
Câu nào sau đây là đúng 9:
A. Bệnh nhân luôn phải nằm ngửa trong suốt quá trình khám
B. Không cần khám toàn thân trước khi khám bụng
C. Gõ là kỹ thuật quan trọng nhất trong khám bụng
D. Nên rửa tay sạch và làm ấm trước khi thực hiện khám bụng
-
Câu 18:
Có bao nhiêu điểm sau đây cần chú ý khi nhìn bụng bệnh nhân: (1) Độ cong của bề mặt bụng (2) Các vết nứt da vùng bụng (3) Những chỗ phồng lên bất thường hay khối thoát vị (4) Sự di động của thành bụng theo nhịp thở (5) Tình trạng cơ bụng
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 19:
Câu nào sau đây là đúng 10:
A. Nghe theo thứ tự từ trên xuống và từ phải qua trái
B. Tiếng thổi của mạch máu là hiện tượng sinh lý bình thường
C. Nghe nhu động ruột chỉ cần 30 giây là đủ
D. Đặt ống nghe bên phải ngay dưới mũi ức
-
Câu 20:
Câu nào sau đây là sai 18:
A. Tiếng nhu động ruột xuất hiện trung bình mỗi 5-15 giây
B. Phình bụng đối xứng chỉ gặp ở người báng bụng
C. Dấu hiệu rắn bò là do sóng nhu động ruột của quai ruột nổi lên
D. Tuần hoàn bàng hệ là do các tĩnh mạch nông màu xanh nổi lên ở da bụng
-
Câu 21:
Trong gõ bụng, câu nào sau đây là sai:
A. Áp nhẹ tay trái lên thành bụng bệnh nhân, ngón tay hơi dạng
B. Bệnh nhân có thể nằm nghiêng khi gõ
C. Có thể dùng lực của cả cánh tay để lực gõ được mạnh hơn
D. Để nhận biết hình dạng kích thước cơ quan, cấu trúc trong ổ bụng
-
Câu 22:
Chọn câu sai. Khi thực hiện sờ bụng:
A. Cần sờ nhịp nhàng theo nhịp thở bệnh nhân
B. Dùng đầu ngón tay đặt lên thành bụng, chú ý không để lòng bàn tay chạm bụng bệnh nhân
C. Sờ nhẹ nhàng từ vùng đau tới không đau
D. Bệnh nhân cần thở đều trong quá trình sờ
-
Câu 23:
Số mệnh đề đúng:(1) Gõ cần được thực hiện sau cùng vì gây đau cho bệnh nhân nhất (2) Bệnh nhân có thể nằm nghiêng, ngồi hoặc đứng trong khi sờ bụng (3) Nhu động ruột thường cố định trong một khoảng (4) Khi tăng nhu động ruột, âm thường to, rõ, nhanh (5) Tiếng gõ đục có thể phát ra khi gõ trên tạng đặc; vùng chứa nước
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 24:
Chọn tổ hợp đúng: (1) Có thể dung một bàn tay hoặc cả 2 bàn tay khi sờ bụng (2) Khi gõ, chú ý dùng ngón giữa tay phải gõ lên khớp liên đốt gần của ngón giữa trái (3) Chiều cao gan thường được xác định theo đường trung đòn trái (4) Bình thường, tiếng nhu động ruột khoảng 4-12 lần.phút (5) Kỹ thuật gõ có thể phát hiện báng bụng
A. (3), (4), (5)
B. (1), (2), (5)
C. (2), (3), (5)
D. (1), (4), (5)
-
Câu 25:
Một sinh viên thực tập khám bụng, sờ thấy khối “u” vùng gần giữa bụng, khi sờ thấy mạch đập. Bệnh nhân có thể bị:
A. Phình động mạch chủ bụng
B. Thoát vị thượng vị
C. U vùng bụng
D. Thoát vị rốn
-
Câu 26:
Chọn câu sai : Khi nghe thấy âm ruột to, tiếng ùng ục rõ, nhanh và dồn dập, bệnh nhân có thể bị bênh cảnh nào sau đây:
A. Tiêu chảy
B. Viêm phúc mạc
C. Táo bón
D. Xuất huyết ống tiêu hóa
-
Câu 27:
Thời gian (t) nghe nhu động ruột:
A. t ≥ 1 phút
B. t ≥ 2 phút
C. t ≥ 30s
D. 1 phút ≤ t ≤ 2 phút
-
Câu 28:
Chọn đáp án đúng: Sắp xếp đúng thứ tự các bước khám bụng (1) Gõ bụng (2) Khám vùng bẹn (3) Nhìn bụng bệnh nhân, không quên vùng bẹn (4) Thăm khám hậu môn trực tràng (5) Sờ nắn bụng (6) Nghe bụng với ống nghe
A. (3)-(6)-(1)-(4)-(2)-(5)
B. (3)-(6)-(1)-(5)-(4)-(2)
C. (3)-(6)-(1)-(4)-(5)-(2)
D. (3)-(6)-(1)-(5)-(2)-(4)
-
Câu 29:
Điều nào sau đây không thể phát hiện được bằng gõ bụng:
A. Xuất hiện dịch trong ổ bụng
B. Lách to
C. Bờ dưới của gan
D. Thận
-
Câu 30:
Một bệnh nhân khi khám bụng thì phát hiện: tuần hoàn bàng hệ, bụng báng. Kết hợp khám toàn thân thấy vùng ngực có sao mạch; có dấu hiệu bàn tay son. Có thể kết luận bệnh nhân bị bệnh nào sau đây:
A. Suy thận
B. Tắc ruột
C. Viêm phúc mạc
D. Viêm loét dạ dày