1730 câu trắc nghiệm Nội ngoại cơ sở
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 1700+ câu trắc nghiệm Nội ngoại cơ sở có đáp án. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Xét nghiệm cơ bản đề nghị đối với bệnh nhân không có tiền sử chảy máu, phẫu thuật không mất nhiều máu, không dùng thuốc kháng đông trong mổ,... ngoại trừ xét nghiệm nào sau đây:
A. Đếm tiểu cầu
B. TS
C. PT D
D. TT
-
Câu 2:
Thời gian Thrombin kéo dài không do yếu tố nào sau đây:
A. Giảm fibrinogen
B. Giảm prothrombin
C. Rối loạn fibrinogen
D. Sản phẩm từ sự phân hoá fibrin
-
Câu 3:
Bệnh von Willebrand:
A. TCK bất thường, tiểu cầu giảm
B. TCK kéo dài, thời gian máu đông dài
C. TCK kéo dài, tiểu cầu tăng
D. TCK kéo dài, thời gian máu chảy kéo dài
-
Câu 4:
Bệnh ưa chảy máu B do bất thường yếu tố:
A. IX
B. VIII
C. X
D. XII
-
Câu 5:
Tiêu sợi huyết thứ phát sau đông máu rải rác trong lòng mạch:
A. Hay xảy ra sau mổ phổi, tuyến tiền liệt
B. Fibrinogen giảm và nghiệm pháp Ethanol (-)
C. Fibrinogen giảm và nghiệm pháp Ethanol (+)
D. Fibrinogen bình thường
-
Câu 6:
Chọn câu sai, nguyên nhân chảy máu sau mổ:
A. Cắt gan bán phần
B. Tắc mật kéo dài
C. Heparin lưu hành còn sót lại sau mổ
D. Mổ tuyến tiền liệt
-
Câu 7:
Nguyên nhân chảy máu do đông máu rải rác trong lòng mạch ngoại trừ:
A. Sản phẩm thoái hoá, mô hoại tử
B. Bỏng, viêm mạch máu
C. Tán huyết
D. Sau phẫu thuật phổi, tuyến tiền liệt, ung thư
-
Câu 8:
Thời hạn sử dụng máu trữ:
A. 3 tuần
B. 4 tuần
C. 5 tuần
D. 24 giờ
-
Câu 9:
Máu trữ không có yếu tố đông máu nào:
A. V, VII
B. V, VIII
C. V, IX
D. XII, XII
-
Câu 10:
Kết tủa lạnh dùng trong điều trị yếu tố:
A. V
B. IX
C. XIII
D. VIII
-
Câu 11:
Hồi truyền với máu trữ:
A. Chỉ lấy máu ba lần trước mổ 1 tháng
B. Mỗi lần cách nhau ít nhất 4- 5 ngày
C. Lần lấy cuối trước mổ ít nhất 1 tuần
D. Máu được trữ và truyền cho bệnh nhân khác
-
Câu 12:
Hậu quả của phản ứng tán huyết, chọn câu sai:
A. Hoại tử ống thận
B. Suy thận cấp
C. Đông máu rải rác trong lòng mạch
D. Viêm tĩnh mạch
-
Câu 13:
Các bệnh truyền nhiễm lây qua đường truyền máu, ngoại trừ:
A. Sốt rét
B. Cytomegalovirus
C. AIDS
D. Viêm gan A, B
-
Câu 14:
Xơ gan nặng:
A. Giảm tất cả yếu tố đông máu
B. Giảm yếu tố V
C. Giảm chức năng tiểu cầu
D. TQ kéo dài, TCK kéo dài
-
Câu 15:
Hồi truyền trong mổ:
A. Lấy máu bệnh nhân nhiều lần trong 1 tháng trước mổ
B. Rửa hay lọc máu mỗi khoảng 250ml
C. Rửa thu lại được nhiều máu hơn và giảm tiểu cầu ít hơn
D. Khác với hồi truyền máu xuất huyết nội
-
Câu 16:
Yếu tố làm bền cục máu trắng Hayem:
A. Fibrin
B. Thrombin
C. Hageman
D. Proconvertin
-
Câu 17:
Trong giai đoạn cầm máu sơ khởi, tiểu cầu giải phóng:
A. Epinephrin, calcium, serotonin
B. ATP
C. Yếu tố kháng heparin
D. A và C đúng
-
Câu 18:
Các yếu tố cầm máu trong giai đoạn cầm máu sơ khởi:
A. Sự co cơ trơn nội mạch
B. Sự kết dính của tiểu cầu vào lớp collagen
C. Sự chèn ép của các mô bị tự máu xung quanh vết thương
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 19:
Tương tác giữa con đường đông máu ngoại sinh và nội sinh thông qua:
A. Phức hệ yếu tố mô – VIIa hoạt hoá yếu tố XI
B. Phức hệ yếu tố mô – VIIa hoạt hoá yếu tố IX
C. Phức hệ yếu tố mô – VIIa hoạt hoá yếu tố XII
D. Phức hệ yếu tố mô – VII hoạt hoá yếu tố XI
-
Câu 20:
Thiếu yếu tố đông máu nào không gây rối loạn cầm máu:
A. Yếu tố X
B. Yếu tố XII
C. Yếu tố VII
D. Yếu tố V
-
Câu 21:
Câu nào đúng khi nói về plasminogen:
A. Được sản xuất từ gan
B. Basophil giải phóng plasminogen
C. Eosinophil giải phóng plasminogen vào máu đề phòng ngừa quá trình đông máu trong lòng mạch
D. A và B đúng
-
Câu 22:
Số lượng tiểu cầu của người bình thường:
A. 15000 – 50000/mm3
B. 150000 – 500000/mm3
C. 100000 – 500000/mm3
D. 50000 – 500000/mm3
-
Câu 23:
Các dấu hiệu trên khám lâm sàng giúp đánh giá chức năng cầm máu của bệnh nhân:
A. Đốm xuất huyết dưới da thường do bất thường của đông máu huyết tương
B. Bầm máu thường liên quan đến rối loạn của tiểu cầu
C. Bệnh nhân dùng thuốc ức chế tổng hợp prostaglandin
D. Tất cả đều sai
-
Câu 24:
Thiếu vitamin K làm giảm các yếu tố sau:
A. Yếu tố II, V, VII, IX, X
B. Yếu tố II, VII, IX, XII
C. Yếu tố II, VII, IX, X
D. Yếu tố II, V, VII, IX, X, XII
-
Câu 25:
Các xét nghiệm cơ bản của tầm soát trước mổ:
A. Thời gian máu chảy, đếm tiểu cầu, TQ, TT
B. Thời gian máu chảy, đếm tiểu cầu, TT, TCK
C. Đếm tiểu cầu, TS, PT, aPTT
D. Đếm tiểu cầu, TQ, TCK, nghiệm pháp Ethanol
-
Câu 26:
Nguyên nhân gây rối loạn cầm máu bẩm sinh:
A. Bệnh ưa chảy máu A do bất thường yếu tố IX
B. Bệnh von Willebrand do bất thường yếu tố IX và chức năng tiểu cầu
C. Bệnh ưa chảy máu B do bất thường yếu tố VIII
D. Rối loạn tiểu cầu
-
Câu 27:
Chẩn đoán chảy máu do đông máu rải rác trong lòng mạch dựa vào:
A. TCK, TQ kéo dài
B. Giảm fibrinogen
C. Giảm tiểu cầu
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 28:
Chỉ định sử dụng hồng cầu rửa khi:
A. Hb ≤ 8g% ở bệnh nhân có nguy cơ mạch vành, suy hô hấp dự kiến sẽ mất nhiều máu trong cuộc mổ
B. Thiếu máu và có cơn đau thắt ngực
C. Thiếu máu kèm thay đổi trạng thái tâm thần
D. Thiếu máu ở bệnh nhân suy thận
-
Câu 29:
Sự khác biệt của truyền máu hoàn hồi khi so với pha loãng máu, ngoại trừ:
A. Tế bào máu là của bệnh nhân
B. Lấy máu nhiều lần / tháng trước mổ
C. Thu hồi máu chảy trong cuộc mổ
D. Máu được lọc trước khi truyền lại
-
Câu 30:
Triệu chứng của phản ứng truyền máu:
A. Nóng rát dọc theo tĩnh mạch truyền máu
B. Sốt nhẹ
C. Đau lưng
D. Tất cả đều đúng