1730 câu trắc nghiệm Nội ngoại cơ sở
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 1700+ câu trắc nghiệm Nội ngoại cơ sở có đáp án. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trong trường hợp chảy máu trong, chọc dò ổ phúc mạc cho kết quả âm tính giả khi:
A. Chọc không đúng vị trí có máu
B. Kim hút bị tắc
C. Máu chảy quá ít (< 100ml)
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 2:
Trong trường hợp chảy máu trong, chọc dò ổ phúc mạc cho kết quả âm tính giả khi nào?
A. Chọc không đúng vị trí có máu không đông
B. Kim hút bị tắc
C. Chọc vào cục máu đông
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 3:
Trong trường hợp chảy máu trong, chọc dò ổ phúc mạc cho kết quả dương tính giả khi:
A. Chọc vào mạch máu
B. Chọc vào khối máu tụ sau phúc mạc
C. Chọc vào khối máu tụ dưới bao gan hay lách (khối máu tụ chưa vỡ)
D. A và B đúng
-
Câu 4:
Trong trường hợp chảy máu trong, chọc rữa ổ phúc mạc được gọi là dương tính khi:
A. HC > 1000000/mm3
B. HC > 100000/mm3
C. BC > 2000/mm3
D. A và B đúng
-
Câu 5:
Chấn thương bụng được định nghĩa là tất cả chấn thương và vết thương hoặc ở bụng đơn thuần, hoặc bụng- ngực, bụng- tầng sinh môn hay theo chiều ngược lại
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Vết thương thấu bụng được định nghĩa là tất cả vết thương ở bụng cho dù có thông vào ổ phúc mạc hay không
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Các nguyên nhân gây nên kết quả âm tính giả của chọc dò ổ phúc mạc trong hội chứng chảy máu trong là:
A. Tắc kim
B. Chọc không đúng vị trí
C. Máu chảy trong ổ phúc mạc ít hơn 500ml
D. A và B đúng
-
Câu 8:
Các nguyên nhân gây nên kết quả dương tính giả của chọc dò ổ phúc mạc trong hội chứng chảy máu trong là:
A. Chọc vào tạng
B. Chọc không đúng vị trí có máu không đông
C. Máu chảy trong ổ phúc mạc ít hơn 200ml
D. A và B đúng
-
Câu 9:
Chọc rữa ổ phúc mạc được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân chấn thương bụng nghi ngờ có chảy máu trong nhưng lâm sàng và cận lâm sàng không điển hình, mặc dù huyết động rối loạn nặng nề
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Chọc rữa ổ phúc mạc được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân chấn thương bụng nghi ngờ có chảy máu trong nhưng lâm sàng và cận lâm sàng không điển hình và huyết động không bị rối loạn
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Chọc rữa ổ phúc mạc được chỉ định trong trường hợp nào sau đây của hội chứng chảy máu trong:
A. Bệnh nhân có rối loạn huyết động nặng nề do chấn thương bụng mà không rõ chẩn đoán
B. Bệnh nhân chấn thương bụng nghi ngờ có chảy máu trong nhưng lâm sàng và cận lâm sàng không điển hình, mặc dù huyết động rối loạn nặng nề
C. Bệnh nhân chấn thương bụng nghi ngờ có chảy máu trong nhưng lâm sàng và cận lâm sàng không điển hình và huyết động không bị rối loạn
D. A và B đúng
-
Câu 12:
Hội chứng chảy máu trong được định nghĩa là tình trạng chảy máu trong ống tiêu hoá?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Hội chứng chảy máu trong được định nghĩa là tình trạng có máu chảy và không đông trong ổ phúc mạc?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Triệu chứng lâm sàng quan trọng nhất để theo dỏi trong hội chứng chảy máu trong:
A. Nhiệt độ
B. Huyết áp
C. Nước tiểu
D. Đau bụng
-
Câu 15:
Các nguyên nhân gây nên kết quả âm tính giả của chọc dò ổ phúc mạc trong hội chứng chảy máu trong:
A. Tắc kim
B. Chọc không đúng vị trí
C. Máu chảy trong ổ phúc mạc ít hơn 500ml
D. A và B đúng
-
Câu 16:
Các nguyên nhân nào sau đây là tắc ruột cơ học:
A. Tắc ruột do dính sau mổ
B. Tắc ruột do phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ em
C. Tắc ruột do viêm phúc mạc
D. A và B đúng
-
Câu 17:
Các nguyên nhân sau gây bệnh cảnh tắc ruột cơ năng ?
A. Tắc ruột do thoát vị bẹn nghẹt
B. Liệt ruột sau mổ
C. Tắc ruột do phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ em
D. B và C đúng
-
Câu 18:
Ðau bụng trong tắc ruột cơ học có đặc điểm:
A. Ðau nhiều và liên tục
B. Ðau giảm khi bệnh nhân nôn mữa hay trung tiện được
C. Ðau tăng khi bệnh nhân uống nước hay ăn
D. B và C đúng
-
Câu 19:
Các điểm khác nhau giữa tắc ruột cao và tắc ruột thấp là:
A. Bệnh nhân tắc ruột cao thường nôn sớm hơn và nhiều hơn
B. Bệnh nhân tắc ruột càng cao, bụng càng chướng
C. Mức hơi-dịch trong tắc ruột cao dạng đáy hẹp và vòm cao
D. A và C đúng
-
Câu 20:
Ðặc điểm của hình ảnh X quang bụng không chuẩn bị trong tắc ruột cơ học cao là:
A. Mức hơi-dịch dạng đáy hẹp và vòm cao
B. Mức hơi-dịch dạng đáy rộng và vòm thấp
C. Tập trung đóng khung ổ bụng
D. Tắc càng cao, mức hơi-dịch càng nhiều
-
Câu 21:
Ðặc điểm của hình ảnh X quang không chuẩn bị trong tắc ruột cơ học ở ruột già là:
A. Mức hơi-dịch dạng đáy hẹp và vòm cao
B. Mức hơi-dịch dạng đáy rộng và vòm thấp
C. Tập trung đóng khung ổ bụng
D. A và C đúng
-
Câu 22:
Các xét nghiệm cận lâm sàng cần ưu tiên được làm trong tắc ruột là :
A. Công thức máu, Hct
B. X quang bụng không chuẩn bị
C. Ðiện giải đồ
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 23:
Siêu âm trong tắc ruột có thể thấy:
A. Nguyên nhân gây tắc ruột và vị trí tắc
B. Hình ảnh tăng nhu động ruột trong tắc ruột cơ học
C. Mức hơi-dịch tương tự như trong X quang bụng không chuẩn bị
D. A và B đúng
-
Câu 24:
Các nguyên nhân thường gây tắc ruột cơ học ở trẻ độ tuổi đi học là:
A. Búi giun đũa
B. Bã thức ăn
C. Lồng ruột
D. A và B đúng
-
Câu 25:
Các nguyên nhân thường gây tắc ruột cơ học ở người trưởng thành là:
A. Lồng ruột
B. Tắc do dính sau mổ
C. Thoát vị nghẹt
D. Chỉ B và C đúng
-
Câu 26:
Các nguyên nhân thường gây tắc ruột cơ học ở người già là:
A. Lồng ruột
B. Ung thư đại tràng
C. U phân hay bã thức ăn
D. Chỉ B và C đúng
-
Câu 27:
Tam chứng xoắn ruột là:
A. Chướng khu trú, sờ không có nhu động và ấn đau
B. Chướng khu trú, ấn đau và phản ứng thành bụng
C. Phản ứng thành bụng, đau từng cơn và không nôn
D. A và C đúng
-
Câu 28:
Nguyên tắc điều trị tắc ruột là:
A. Giải quyết tình trạng tắc ruột
B. Giải quyết nguyên nhân gây nên tắc ruột
C. Ngăn ngừa tắc ruột tái phát
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 29:
Trong tắc ruột thấp do ung thư đại tràng, các xét nghiệm hình ảnh cần làm là:
A. Siêu âm màu bụng
B. Nội soi đại tràng
C. Chụp khung đại tràng cản quang
D. B và C đúng
-
Câu 30:
Ðể hạn chế nguy cơ tắc ruột do dính sau mổ, trong phẫu thuật cần lưu ý:
A. Hạn chế lôi kéo, phẫu tích quá nhiều không cần thiết
B. Cố gắng không để đọng máu cục hay dịch nhiều trong ổ phúc mạc sau khi mổ xong
C. Trước khi đóng bụng, nên cho thêm thuốc chống dính hoặc vào ổ phúc mạc hoặc bằng đường toàn thân
D. A và B đúng