1730 câu trắc nghiệm Nội ngoại cơ sở
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 1700+ câu trắc nghiệm Nội ngoại cơ sở có đáp án. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Biến chứng phổi ở bệnh nhân bỏng:
A. Có thể là hen, viêm phế quản mạn, dãn phế quản và các bệnh lý khác ở phổi
B. Quan trọng đến mức nhiều khi nó làm cho những yêu cầu thông thường của điều trị bỏng bị đẩy xuống hàng thứ yếu
C. Việc điều trị bỏng không được làm hạn chế việc điều trị bệnh phổi
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 2:
Bỏng hô hấp, chọn câu sai:
A. Rất nguy hiểm
B. Bệnh nhân bị kẹt trong đám cháy không gian kín
C. Bỏng do hơi nước với áp suất cao thì hơi nóng không thể vào các phế nang
D. Yếu tố surfactant không được bài tiết gây xẹp phổi
-
Câu 3:
Điều kiện cơ bản để chữa bỏng sâu và dự phòng các biến chứng của bỏng là:
A. Ghép da tự thân
B. Mổ “hớt dần từng lớp”
C. Phương pháp “giật đi cả mảng”
D. Mổ cắt lọc sâu tới tận lớp cân
-
Câu 4:
Ghép da tự thân có những đặc điểm sau đây, ngoại trừ:
A. Da ghép và cùng ghép của cùng một người
B. Da được ghép tự thân sẽ sống vĩnh viễn trên nền ghép
C. Da được ghép tự thân cũng có khả năng bị thải ghép
D. Có nhiều phương pháp ghép da tự thân khác nhau ví dụ như: dùng da tự do mảng nhỏ, mảng lớn; ghép da mỏng nguyên miếng hay kiểu “mắt lưới”
-
Câu 5:
Phát biểu đúng khi nói về ghép da nhân tạo có:
A. Bản chất da nhân tạo được sử dụng có thể là: silicon, polyvinyl chloride derivatives, methyl metacrylic..
B. Ưu điểm là có những lỗ hổng nhỏ hạn chế dịch xuất tiết và bay hơi nhiều
C. Nhược điểm là có những lỗ hổng quá to trên da có thể gây ra nhiễm trùng
D. Giá thành cao
-
Câu 6:
Phải giữ cho số lượng vi trùng trong 1mm3 mô thỏa điều kiện nào để có thể khống chế được chúng:
A. < 107
B. <106
C. <105
D. <104
-
Câu 7:
Phát biểu sai khi nói về nhiễm trùng trong bỏng:
A. Tất cả các vết thương bỏng phải được coi là vết thương hở vì vi trùng qua đó có thể tấn công vào cơ thể và gây ra các hậu quả khôn lường
B. Không có cách nào có thể giữ một vết thương lớn vô trùng trong một thời gian dài
C. Vi trùng xâm nhập vào cơ thể thông qua vết bỏng có thể gây nhiễm trùng huyết, gây viêm nội tâm mạc, áp xe não, viêm phổi…
D. Khi bị bỏng , tất cả các vi khuẩn trên bề mặt da đều bị tiêu diệt, kể cả vi trùng trong lỗ chân lông, tuyến mồ hôi, tuyến chất nhờn...
-
Câu 8:
Biện pháp hàng đầu để hạn chế sự tấn công của vi trùng đối với bệnh nhân bỏng là:
A. Rửa vết thương nhiều lần trong ngày
B. Băng vết thương thật kín
C. Sớm cắt lọc tổ chức hoại tử và che kín vết thương bỏng
D. Rửa vết thương bỏng bằng Oxi già để khử trùng
-
Câu 9:
Nhiệt độ và độ ẩm trong phòng được giữ ở mức nào để giảm quá trình chuyển hóa cho bệnh nhân:
A. Giữ nhiệt độ và độ ẩm trong phòng ở mức cao
B. Giữ nhiệt độ và độ ẩm trong phòng ở mức trung bình
C. Giữ nhiệt độ và độ ẩm trong phòng ở mức thấp
D. Giữ nhiệt độ và độ ẩm trong phòng ở mức rất cao
-
Câu 10:
Bệnh nhân 45 tuổi, nặng 54kg bị bỏng, diện tích bỏng: Sbỏng= 2% Scơ thể . Nhu cầu năng lượng cho bệnh nhân bỏng này là bao nhiêu?
A. 1430
B. 1250
C. 1390
D. 1160
-
Câu 11:
Nên cho những bệnh nhân bị bỏng nặng ăn thức ăn nào sau đây:
A. Ăn thức ăn bình thường như hàng ngày
B. Ăn nhiều thịt cá
C. Ăn thức ăn lỏng: như sữa, các sản phẩm từ sữa
D. Ăn nhiều rau xanh
-
Câu 12:
Phát biểu đúng về việc chăm sóc bệnh nhân đúng cách, Ngoại trừ:
A. Bệnh nhân bỏng cần được điều trị ở những khu vực sạch, thoáng, chống lây chéo và bội nhiễm
B. Đồ dùng vải của bệnh nhân cần phải hấp vô khuẩn
C. Nếu bỏng sâu ở chu vi cơ thể, cần để bệnh nhân nằm giường xoay, cứ 16h thay đổi tư thế bệnh nhân một lần
D. Sau mỗi lần ăn hay tiểu tiện, đại tiện, cần vệ sinh răng miệng hay vệ sinh tầng sinh môn, bộ phận sinh dục
-
Câu 13:
Cơ quan nào có thể bị ảnh hưởng nặng nề trong bỏng:
A. Lách
B. Thận
C. Hạch bạch huyết
D. Tuyến giáp
-
Câu 14:
Nguy hiểm nhất đối với thận khi bị bỏng là khoảng thời gian nào?
A. Ngày đầu tiên bị bỏng
B. Ngày thứ tư
C. Một tuần sau
D. Hai tuần sau
-
Câu 15:
Nguyên nhân chính vì sao đối với những bệnh nhân bị bỏng sâu, nhiều trường hợp thiểu niệu kèm theo nước tiểu bị sẫm màu là do:
A. Chức năng thận bị rối loạn
B. Trong nước tiểu có nhiều ion Na+ , K+ ,…
C. Thận tăng cường cô đặc nước tiểu
D. Tế bào cơ và hồng cầu bị phá hủy giải phóng Myoglobin và Hemoglobin
-
Câu 16:
Phát biểu sai khi nói về biến chứng bỏng ở đường tiêu hóa:
A. Khi bỏng nặng, soi đường tiêu hóa sẽ thấy niêm mạc nhợt nhạt
B. Vết loét Curling là hậu quả của hơi nóng do bỏng
C. Loét Curling thường gặp ở đường tiêu hóa hay tá tràng
D. Loét có thể đơn độc hay nhiều vết, có thể gây chảy máu thành đám hay làm
-
Câu 17:
Biến chứng do nhiễm trùng thường gặp ở bỏng, ngoại trừ:A. Nhiễm trùng huyết B. Viêm phổi C. Nhiễm trùng niệu D. Viêm màng não mủ E. C và D đúng
A. 1, 2, 3 đúng
B. 1, 3 đúng
C. 2, 4 đúng
D. Chỉ 4 đúng
-
Câu 18:
Triệu chứng lâm sàng của nhiễm trùng huyết do bỏng: c
A. Chán ăn, mất nhu động ruột; sau đó thì sình bụng và ói mửa
B. Lú lẫn, bất an
C. Vết thương đau nhức, kể cả lúc ngủ ngon
D. Nhịp thở tăng, co kéo phế quản, nước tiểu giảm
-
Câu 19:
Trong những xét nghiệm liên quan đến nhiễm trùng huyết thì:
A. Sốt bất thường, đường huyết giảm
B. Bạch cầu tăng có khả năng nhiễm trùng là do Vk Gram +
C. Tiểu cầu tăng, giảm Hb và Hct
D. Urê và Creatinin máu tăng
-
Câu 20:
Trong các loại vi trùng thường gây nhiễm trùng huyết trong bỏng, con nào chiếm tỉ lệ lớn nhất:
A. Enterobacter
B. Pseudomonas
C. S. Aureus
D. E.Coli E. Proteus
-
Câu 21:
Phát biểu sai khi nói về nhiễm trùng niệu trong bỏng:
A. Thường xảy ra
B. Bỏng nặng thường phải đặt ống thông tiểu dài ngày nên dễ gây bội nhiễm
C. Ảnh hưởng không đáng kể
D. Gây nhiều biến chứng nặng
-
Câu 22:
Nguyên nhân xơ gan hay gặp nhất ở nước ta là:
A. Do chất độc
B. Do rượu
C. Do suy tim
D. Do viêm gan siêu vi
-
Câu 23:
Tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan là do: 1. Tĩnh mạch cửa bị chèn ép do tổ chức của xơ phát triển. 2. Các nốt tế bào gan tân tạo chèn giữa mạch cửa. 3. Do tăng áp tĩnh mạch chủ dưới 4. Tăng áp tĩnh mạch lách
A. Do cả 4 nguyên nhân trên
B. 1, 2, 3 đúng
C. 2, 3 đúng
D. 1, 2, 4 đúng
-
Câu 24:
Đường dẫn mật trong gan gồm có:
A. Ống trong tiểu thùy và ống gan trái, ống gan phải
B. Ống trong tiểu thùy
C. Ống gian tiểu thùy
D. C và D đúng
-
Câu 25:
Đường dẫn mật ngoài gan bao gồm:
A. Túi mật, ống túi mật, ống gan trái, ống gan chung, ống mật chủ
B. Ống mật chủ, ống gan chung, ống quanh tiểu thùy
C. Túi mật, ống túi mật, ống gan trái, ống gan phải
D. Ống trong tiểu thùy, ống mật chủ, ống gan chung
-
Câu 26:
Bilirubin được tạo ra do:
A. Sự thoái hóa của Hem chỉ do từ hồng cầu tạo ra
B. Sự thoái hóa của Hem từ hồng cầu tạo ra hoặc không
C. Từ sự thoái biến của bạch cầu tạo ra
D. Từ sự thoái biến của tiểu cầu
-
Câu 27:
Bilirubin tự do được vận chuyển trong huyết tương là nhờ:
A. Hồng cầu
B. Bạch cầu
C. Albumin
D. Tiểu cầu
-
Câu 28:
Khi vào tế bào gan Bilirubin không kết hợp sẽ được liên hợp ở:
A. Khoảng cửa
B. Tiểu mật quản
C. Trong dịch gian bào
D. Trong mao mạch
-
Câu 29:
Đặc điểm của Bilirubin trực tiếp là:
A. Không thải qua được nước tiểu
B. Không phân cực
C. Hoà tan được trong nước
D. Được hấp thu ở ruột
-
Câu 30:
Tại ruột, bilirubin trực tiếp sẽ:
A. Được oxy hóa
B. Được hấp thu
C. Tạo thành sắc tố trong phân
D. A và C đúng