1730 câu trắc nghiệm Nội ngoại cơ sở
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 1700+ câu trắc nghiệm Nội ngoại cơ sở có đáp án. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trong các nhóm nguyên nhân gây vàng da chính, nguyên nhân vàng da do thiếu hụt men Glucacronyl Transferase gặp ở trong bệnh:
A. Munkowski - chauffard
B. Gilbert
C. Màng hồng cầu
D. Bệnh Crigler - Najjar
-
Câu 2:
Vàng da do thuốc được xếp vào loại:
A. Vàng da do chuyển hóa
B. Vàng da do tan máu
C. Vàng da do nguyên nhân tại gan
D. D. Vàng da do nguyên nhân trước gan
-
Câu 3:
U đầu tụy gây vàng da tắc mật qua cơ chế:
A. Chèn vào bóng vater
B. Chèn vào tá tràng
C. Chèn vào đoạn cuối ống mật chủ
D. Chèn vào đoạn ống mật chủ trong mạch nối nhỏ
-
Câu 4:
Vàng da do chít hẹp cơ Oddi là loại vàng da do nguyên nhân sau gan:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Dãn đường mật bẩm sinh chỉ gặp ở trẻ sơ sinh:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
ERCP đóng vai trò quan trọng trong điều trị sỏi mật và viêm chít hẹp cơ Oddi:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Các nhóm nguyên nhân gây nên vàng da trên lâm sàng là:
A. Vàng da do nguyên nhân trước gan chủ yếu là do sỏi mật
B. Vàng da do nguyên nhân tại gan chủ yếu là do viêm gan
C. Vàng da do nguyên nhân sau gan chủ yếu là do tan máu
D. A và B đúng
-
Câu 8:
.Nhóm nguyên nhân gây nên vàng da ngoại khoa bao gồm sỏi mật, ung thư đầu tuỵ chèn ép gây tắc mật và viêm gan?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Nhóm nguyên nhân gây nên vàng da ngoại khoa bao gồm:
A. Sỏi mật
B. Ung thư chèn ép đường mật
C. Thuốc
D. A và B đúng
-
Câu 10:
Nhóm nguyên nhân gây nên vàng da sau gan bao gồm:
A. Sỏi mật
B. Nang đường mật bẩm sinh
C. Ung thư đường mật
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 11:
Khi khám triệu chứng vàng mắt cần khám ở giác mạc hay kết mạc nhãn cầu?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Triệu chứng ngứa trong tắc mật có đặc điểm là ngứa toàn thân, chủ yếu vào ban đêm và hết ngứa khi sử dụng các thuốc chống ngứa thông thường?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Triệu chứng ngứa trong tắc mật có đặc điểm là ngứa toàn thân, chủ yếu vào ban đêm và hết ngứa khi sử dụng các thuốc chống ngứa thông thường?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Các triệu chứng thực thể trong vàng da tắc mật bao gồm:
A. Gan lớn, túi mật lớn
B. Vùng đầu tuỵ- ống mật chủ ấn đau
C. Nghiệm pháp Murphy dương tính khi túi mật lớn
D. A và B đúng
-
Câu 15:
Xét nghiệm sinh hoá nào sau đây cần cho chẩn đoán xác định vàng da tắc mật:
A. Nồng độ Bilirubine máu toàn phần và trực tiếp trong máu
B. Nồng độ Phosphatase kiềm trong nước tiểu
C. Nồng độ Phosphatase kiềm trong máu
D. A và C đều đúng
-
Câu 16:
Trong vàng da, xét nghiệm sinh hoá nào sau đây là đặc hiệu để chẩn đoán tắc mật:
A. Nồng độ Bilirubine máu toàn phần trong máu
B. Nồng độ Phosphatase kiềm trong nước tiểu
C. Nồng độ Phosphatase kiềm trong máu
D. A và C đúng
-
Câu 17:
Siêu âm gan mật trong vàng da tắc mật có ý nghĩa:
A. Xác định nguyên nhân gây tắc mật
B. Xác định vị trí tắc nghẽn
C. Đánh giá chức năng gan
D. A và B đúng
-
Câu 18:
Gan lớn trong tắc mật cấp có đặc điểm là gan lớn, rất đau khi ấn vào, bề mặt trơn láng:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Gan lớn trong tắc mật cấp tính có đặc điểm là gan lớn, cảm giác tức khi ấn vào và bề mặt lỗn nhỗn u cục?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Túi mật lớn trong tắc mật có ý nghĩa là:
A. Tắc mật do nguyên nhân ở đường mật ngoài gan
B. Tắc mật do nguyên nhân ở đường mật chính ngoài gan
C. Tắc mật do nguyên nhân ở ống mật chủ
D. Tắc mật do nguyên nhân sỏi túi mật
-
Câu 21:
Trong khám bụng ngoại khoa, yếu tố nào sau đây đóng vai trò chủ đạo:
A. Khám lâm sàng
B. Siêu âm
C. Xét nghiệm sinh hóa-huyết học
D. Chụp cắt lớp
-
Câu 22:
Sự chính xác trong chẩn đoán bụng ngoại khoa bị hạn chế là do phụ thuộc nhiều vào:
A. Trình độ của thầy thuốc
B. Kinh nghiệm của thầy thuốc
C. Xét nghiệm sinh hóa-huyết học
D. A và B đúng
-
Câu 23:
Phân chia vùng bụng dựa vào 4 đường thẳng, trong đó 2 đường thẳng ngang là:
A. Đường đi qua đầu trước của 2 xương sườn 10
B. Đường nối 2 gai chậu trước trên
C. Đường nối 2 gai chậu trước trên
D. A và B đúng
-
Câu 24:
Trong khám bụng ngoại khoa, khai thác triệu chứng đau bụng cần chú ý các tính chất:
A. Hoàn cảnh xuất hiện
B. Liên quan với chế độ ăn, một số loại thuốc, thời tiết.. ..
C. Diễn biến của đau
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 25:
Trong thủng ổ loét dạ dày-tá tràng, đau bụng có tính chất:
A. Đột ngột
B. Âm ỉ kéo dài
C. Dữ dội
D. A và C đúng
-
Câu 26:
Trong tắc ruột cơ học, đau bụng có tính chất:
A. Âm ỉ kéo dài
B. Giảm đau khi trung tiện được
C. Từng cơn
D. B và C đúng
-
Câu 27:
Hỏi bệnh khi khám bụng ngoại khoa cần khai thác thêm các triệu chứng:
A. Rối loạn trung-đại tiện
B. Rối loạn về nuốt
C. Ợ hơi ợ chua
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 28:
Khám bụng ngoại khoa cần phải:
A. Dùng cả lòng bàn tay
B. Tránh đột ngột
C. Khám từ vị trí đau đến vị trí không đau
D. A và B đúng
-
Câu 29:
Nghe trong khám bụng ngoại khoa nhằm mục đích tìm:
A. Âm ruột tăng
B. Âm ruột giảm hay mất
C. Dịch tự do di chuyển
D. A và B đúng
-
Câu 30:
Nhìn trong khám bụng ngoại khoa để tìm:
A. Sóng nhu động bất thường trên thành bụng
B. Khối gồ bất thường trên thành bụng
C. Thay đổi về sự di động của thành bụng theo nhịp thở
D. Tất cả đều đúng