1730 câu trắc nghiệm Nội ngoại cơ sở
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 1700+ câu trắc nghiệm Nội ngoại cơ sở có đáp án. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trong sốc là gì?
A. Não và tim được bảo vệ đến trong một thời gian dài nhờ vào đáp ứng nội tiết
B. Phổi đáp ứng mãnh liệt với sốc ngay cả trong sốc nhẹ
C. Suy thận chỉ tồn tại ở mức chức năng, không diễn tiến thành suy thận thực thể
D. Thiếu máu ở ruột có thể ảnh hưởng đến sức co bóp của tim
-
Câu 2:
Trong sốc giảm thể tích, đáp ứng nào sao đây không xảy ra:
A. Nước đi vào trong tế bào
B. Dịch ngoại bào thất thoát vào lòng mạch và nội bào
C. Na+ đi vào trong tế bào
D. K + đi vào trong tế bào
-
Câu 3:
Một bệnh nhân đang trong tình trạng sốc: (1)Có mạch nhanh do đáp ứng bù trừ việc cung lượng tim giảm (2)Vã mồ hôi do đáp ứng với catecholamine (3)Tứ chi lạnh (4)Bắt mạch thấy rõ và thấy mạch nhanh. Tổ hợp phát biểu sai là:
A. A. (1), (2), (3)
B. (1), (3)
C. (2), (4)
D. (4)
-
Câu 4:
Khi nói về triệu chứng của sốc:
A. Huyết áp động mạch không phải một là một dấu hiệu nhạy
B. Huyết áp động mạch giảm là một dấu hiệu sớm nhất
C. Nhịp tim nhanh nhưng không có giá trị trong chẩn đoán
D. Nhịp tim nhanh là triệu chứng sớm nhất
-
Câu 5:
Khi bị sốc: (1) Lượng nước tiểu bệnh nhân sẽ giảm (2) Theo dõi nước tiểu theo giờ quan trọng (3) Nhịp thở tăng khi mức độ sốc tăng (4) Da lạnh vì có sự giảm sút tuần hoàn ở đây Tổ hợp đáp án đúng là:
A. (1), (2), (3)
B. (1), (3)
C. (2), (4)
D. Cả 4 câu trên đều đúng
-
Câu 6:
Trong chẩn đoán sốc:
A. Chẩn đoán sốc đôi khi chỉ cần dựa vào lâm sàng
B. Các xét nghiệm cận lâm sàng có thể xác định được ngay sự hiện diện của sốc
C. Chẩn đoán chỉ cần dựa vào huyết áp
D. Dung tích hồng cầu để lượng giá máu mất trong chẩn đoán là đầy đủ
-
Câu 7:
Nói về các xét nghiệm cận lâm sàng trong sốc, câu nào đúng:
A. Dung tích hồng cầu hạ thấp rất đặc hiệu trong sốc và thường xuất hiện ngay từ đầu
B. Không có trường hợp sốc mất máu nào mà dung tích hồng cầu bình thường
C. Dung tích hồng cầu giảm sút một lượng nhỏ nhưng có thể đã có một lượng máu mất đáng kể
D. Sốc mà dung tích hồng cầu hạ thấp được gọi là sốc giảm thể tích
-
Câu 8:
Nói về các xét nghiệm cận lâm sàng trong sốc, câu nào sai:
A. Sử dụng dung tích hồng cầu trong chẩn đoán sốc là không đầy đủ
B. Thiểu năng oxygen mô có thể gây toan hóa, xét nghiệm thấy lactat gia tăng trong máu
C. Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm không có giá trị trong chẩn đoán sớm sốc giảm thể tích có suy tim nặng
D. Các xét nghiệm cận lâm sàng không có nhiều giá trị trong chẩn đoán nhưng có thể quan trọng trong theo dõi sốc
-
Câu 9:
Các triệu chứng đầy đủ của sốc không có:
A. Mạch nhanh và yếu
B. Vã mồ hôi
C. Tứ chi lạnh và da tái nhợt
D. Đa niệu
-
Câu 10:
Số câu đúng: (1) Đáp ứng tế bào với sốc, Na+ và nước đi vào trong tế bào (2) Tiêu điểm của bệnh lý sốc là toan chuyển hóa (3) Phù nề tế bào góp phần làm thiếu oxygen tế bào (4) Catecholamine gây co mạch ở da, giảm tiết mồ hôi (5) Tổn thương gan tạo thuận lợi cho toan chuyển hóa
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 11:
Các yếu tố sau đây đều tăng trong sốc ngoại trừ:
A. Nhịp tim
B. Lượng nước tiểu
C. Nhịp thở
D. Dịch nội bào
-
Câu 12:
Trong sốc giảm thể tích nhẹ:
A. Catecholamine không được tiết ra
B. Bệnh nhân bắt đầu lú lẫn
C. Hô hấp vẫn bình thường
D. Hoạt động thận không thay đổi đáng kể
-
Câu 13:
Câu nào dưới đây sai:
A. Bệnh nhân cao huyết áp có thể có huyết áp bình thường lúc nhập viện trong tình trạng sốc với mất một lượng máu lớn
B. Có một số trường hợp sốc nhưng nhịp tim không tăng lên
C. Chấn thương sọ não có thể không gây sốc thần kinh
D. Sốc có thể kèm với lượng oxygen cung cấp tế bào bình thường
-
Câu 14:
Khi điều trị sốc:
A. Điều trị nguyên nhân luôn được ưu tiên tiến hành đầu
B. Việc bồi hoàn thể dịch được tiến hành song song với khám xét bệnh nhân
C. Điều trị nguyên nhân gây sốc mất máu được tiến hành sau giai đoạn hồi sức
D. Phát hiện và xử trí rối loạn cơ quan đi kèm là cần thiế
-
Câu 15:
Đáp ứng của thận trong sốc, số phát biểu đúng: (1) Tái hấp thu muối nước để bù trừ dịch bị mất (2) Lúc đầu chỉ là suy thận thực thể (3) Máu phân bố về vùng vỏ nhiều hơn để dễ hơn cho việc hấp thu nước (4) Đáp ứng của thận đối với sốc có thể không được xem xét khi điều trị
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
-
Câu 16:
Số phát biểu đúng: (1) Chấn thương sọ não luôn gây ra sốc (2) Đo áp lực mao mạch phổi bít với ống thông Swan-Ganz trong sốc có giá trị để theo dõi và lượng giá công tác hồi sức (3) Sốc vận mạch và sốc thần kinh giống nhau về cơ chế (4) Yếu tố lợi niệu nhĩ được phóng thích trong sốc (5) Não và tim được bảo vệ đến trong một thời gian dài nhờ vào đáp ứng nội tiết
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 17:
Số phát biểu đúng: 176 (1) Sốc có thể kèm với lượng oxygen cung cấp tế bào bình thường (2) Dung tích hồng cầu hạ thấp rất đặc hiệu trong sốc và thường xuất hiện ngay từ đầu (3) Là tình trạng suy tuần hoàn ngoại vi cấp diễn do không cung cấp đủ oxygen cho mô (4) Phù nề tế bào góp phần làm thiếu oxygen tế bào (5) Một bệnh nhân sốc có mạch nhanh do đáp ứng bù trừ việc cung lượng tim giảm
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 18:
Nguyên nhân của giảm tưới máu mô trong sốc chấn thương, ngoại trừ:
A. Mất máu
B. dịch trong các khoảng ngoài lòng mạch
C. Tán huyết
D. Giảm thể tích máu lưu hành
-
Câu 19:
Theo nguyên nhân, phân loại nào sau đây của sốc là sai?
A. Sốc vận mạch
B. Sốc thần kinh
C. Sốc tim
D. Sốc phổi
-
Câu 20:
Đáp ứng của sốc chấn thương lên cơ quan tim:
A. Sức co bóp tim có thể giảm sút dưới ảnh hưởng của các Cachectin
B. Do tác dụng cường đối giao cảm làm tăng sức co bóp và nhịp tim
C. Tuần hoàn mạch vành giảm rất nhiều theo sự giảm sút của cung lượng tim
D. Tưới máu tim có thể bị ảnh hưởng khi sốc hình thành và kéo dài bởi Catecholamin và yếu tố hoạt hóa tiểu cầu sản xuất ra do chấn thương
-
Câu 21:
Xét nghiệm cận lâm sàng nào xác định ngay tức thì hiện diện của sốc:
A. Dung tích hồng cầu
B. Nồng độ lactat trong máu
C. Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm và mao mạch phổi bít với ống thông Swan-Ganz
D. Không có xét nghiệm cận lâm sàng nào xác định ngay tức thì hiện diện của sốc
-
Câu 22:
Triệu chứng nào sau đây không là triệu chứng của sốc:
A. Nhịp tim nhanh
B. Đa niệu
C. Huyết áp kẹp
D. Thở nhanh
-
Câu 23:
Nhịp tim nhanh khi:
A. Lớn hơn 100 lần/phút áp dụng cho mọi lứa tuổi
B. 100 lần/phút ở người già, 120 lần/phút ở người lớn, 140 – 160 lần/phút ở tuổi đi học đến khi dậy thì, trẻ em nhịp tim không nhanh
C. 100 lần/phút ở trẻ em, 120 lần/phút ở tuổi đi học đến khi dậy thì, 140 – 160 lần/phút ở người lớn, người già nhịp tim không nhanh
D. 100 lần/phút ở người lớn, 120 lần/phút ở tuổi đi học đến khi dậy thì , 140 – 160 lần/phút ở trẻ em, người già nhịp tim không nhanh
-
Câu 24:
Đáp ứng của sốc ở cơ quan nào dễ gây ra nhiễm trùng huyết:
A. Phổi
B. Tim
C. Ruột
D. Gan
-
Câu 25:
Toan chuyển hóa gây ra:
A. Hạ thấp ngưỡng rung thất
B. Tăng quá mức đáp ứng của tim, mạch máu,… đối với catecholamin
C. Chuyển dịch về bên trái đường cong phân ly oxyhemoglobin
D. Giảm tính gắn kết của hemoglobin đối với CO2
-
Câu 26:
Có thể gặp trong sốc vận mạch, ngoại trừ:
A. Sốc chấn thương
B. Sốc liên quan với hội chứng đáp ứng viêm hệ thống
C. Sốc nhiễm trùng
D. Sốc nhiệt
-
Câu 27:
Sốc thường gặp trong ngoại khoa là:
A. Sốc vận mạch
B. Sốc giảm thể tích
C. Sốc tim
D. Sốc phản vệ với thuốc gây mê, gây tê
-
Câu 28:
Các giai đoạn lành vết thương:
A. Tạo cục máu đông – Viêm – Tạo mô sợi – Biểu bì hóa – Tái tạo
B. Tạo cục máu đông – Tạo mô sợi – Biểu bì hóa – Viêm – Tái tạo
C. Tạo cục máu đông – Tạo mô sợi – Viêm – Biểu bì hóa – Tái tạo
D. Tạo cục máu đông – Biểu bì hóa – Viêm – Tạo mô sợi – Tái tạo
-
Câu 29:
Chất nào sau đây ngăn cản quá trình đông máu vết thương:
A. Phylloquinone
B. Dicoumarin
C. Thromboplastin
D. Fibrinogen
-
Câu 30:
Sự co mạch ban đầu của quá trình tạo cục máu đông có vai trò:
A. Ngăn bạch cầu ra ngoài gây mất miễn dịch
B. Tránh nhiễm trùng
C. Ngăn không cho máu chảy ra nhiều
D. Chỉ là phản xạ tự nhiên của thần kinh