1730 câu trắc nghiệm Nội ngoại cơ sở
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 1700+ câu trắc nghiệm Nội ngoại cơ sở có đáp án. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Ðể hạn chế nguy cơ tắc ruột do dính sau mổ, trong phẫu thuật cần lưu ý:
A. Hạn chế lôi kéo, phẫu tích quá nhiều không cần thiết
B. Cố gắng không để đọng máu cục hay dịch nhiều trong ổ phúc mạc sau khi mổ xong
C. Trước khi đóng bụng, nên cho thêm thuốc chống dính hoặc vào ổ phúc mạc hoặc bằng đường toàn thân
D. A và B đúng
-
Câu 2:
Một cháu trai 10 tuổi vào viện do đau bụng từng cơn kèm nôn mữa. Khám thấy có hiện tượng tăng nhu động ruột và một vài quai ruột nổi hằn dưới thành bụng. X quang có hình ảnh múc hơi-dịch đáy rộng vòm thấp:
A. Cháu được chẩn đoán là tắc ruột và nguyên nhân có thể nhất là tắc ruột do lồng ruột
B. Cháu được chẩn đoán là tắc ruột và nguyên nhân có thể nhất là tắc ruột do bã thức ăn hay do giun
C. Cháu được chẩn đoán là tắc ruột và nguyên nhân có thể nhất là tắc ruột do bã thức ăn hay do dính ruột sau mổ
D. Cháu được chẩn đoán là đau bụng giun hay viêm ruột cấp
-
Câu 3:
Một phụ nữ 45 tuổi vào viện do đau liên tục vùng bẹn-đùi một bên kèm đau từng cơn ở bụng đã 8 tiếng đồng hồ. Bệnh nhân còn khai rằng trước khi vào viện 30 giờ đã nôn 2 lần ra dịch vàng. Bệnh nhân được cho làm siêu âm bụng ghi nhận có hình ảnh tăng nhu động dữ dội ở ruột non
A. Chẩn đoán phù hợp nhất là bệnh nhân bị tắc ruột mà nguyên nhân là do dính sau mổ
B. Chẩn đoán phù hợp nhất là bệnh nhân bị tắc ruột mà nguyên nhân là do lồng ruột non dạng bán cấp ở người lớn
C. Chẩn đoán phù hợp nhất là bệnh nhân bị viêm dạ dày ruột cấp hay viêm tuỵ cấp
D. Chẩn đoán phù hợp nhất là bệnh nhân bị thoát vị bẹn hay đùi nghẹt
-
Câu 4:
Tắc ruột được định nghĩa là tình trạng tắc lòng ruột do vật cản:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Trong những nguyên nhân gây tắc ruột là tình trạng ruột không co bóp do hoặc là do nguyên nhân của cơ thành ruột hoặc là do nguyên nhân thần kinh ruột
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Các nguyên nhân gây tắc ruột cơ học bao gồm tắc ruột do bệnh phình đại tràng bẩm sinh, tắc ruột do viêm phúc mạc, tắc ruột do ung thư ruột
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Các nguyên nhân gây tắc ruột cơ năng bao gồm tắc ruột do bệnh phình đại tràng bẩm sinh, tắc ruột do viêm phúc mạc, tắc ruột do ung thư ruột
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Dấu hiệu sau đây là không phải là biểu hiện của tiểu khó:
A. Chờ một lúc mới tiểu được
B. Rặn nhiều mới tiểu được
C. Tia tiểu yếu
D. Tiểu lắt nhắt nhiều lần trong ngày
-
Câu 9:
Triệu chứng tiểu khó biểu hiện rõ nhất bằng:
A. Tiểu ngắt quãng giữa dòng
B. Rặn nhiều mới tiểu được
C. Tiểu không tự chủ
D. Tiểu lắt nhắt nhiều lần trong ngày
-
Câu 10:
Ở người trường thành bình thường, lưu lượng nước tiểu trung bình là:
A. 10 ml/giây
B. 15 ml/giây
C. 20 ml/giây
D. 25 ml/giây
-
Câu 11:
Không phải là nguyên nhân gây tiểu khó:
A. Hẹp niệu đạo
B. Hẹp niệu quản
C. U xơ tiền liệt tuyến
D. Xơ hẹp cổ bàng quang
-
Câu 12:
Hậu quả hay gặp nhất khi tiểu khó kéo dài:
A. Nhiễm trùng tiết niệu
B. Ứ đọng nước tiểu mạn tính trong bàng quang (bí tiểu mạn tính)
C. Bí tiểu cấp
D. Trào ngược bàng quang - niệu quản hai bên
-
Câu 13:
Chẩn đoán bí tiểu cấp dựa vào:
A. Hỏi bệnh sử
B. Khám lâm sàng phát hiện cầu bàng quang cấp
C. Làm siêu âm bàng quang
D. Tất cả đáp án trên
-
Câu 14:
Chẩn đoán bí tiểu mạn tính dựa vào:
A. Khám lâm sàng phát hiện cầu bàng quang mạn
B. Làm siêu âm bàng quang
C. Chụp phim UIV
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 15:
Hậu quả lâu dài của tiểu khó là trào ngược bàng quang - niệu quản - thận. Phương tiện giúp chẩn đoán nhanh và chính xác tình trạng này là:
A. Siêu âm
B. Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị (ASP)
C. Chụp bàng quang ngược dòng (CUM)
D. Chụp niệu quản - bể thận ngược dòng (UPR)
-
Câu 16:
Chẩn đoán bí tiểu mạn tính dựa vào những điều dưới đây:
A. Hỏi bệnh sử
B. Khám lâm sàng phát hiện cầu bàng quang mạn
C. Làm siêu âm bàng quang
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 17:
Hậu quả lâu dài của tiểu khó là trào ngược bàng quang - niệu quản - thận. Phương tiện giúp chẩn đoán nhanh và chính xác tình trạng này là:
A. Siêu âm
B. Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị (ASP)
C. Chụp bàng quang ngược dòng (CUM)
D. Chụp niệu quản - bể thận ngược dòng (UPR)
-
Câu 18:
Chẩn đoán phân biệt bí tiểu cấp và bí tiểu mạn tính không dựa vào:
A. Tình trạng đau tức tiểu nhiều hay ít
B. Tình trạng tiểu được hay không
C. Đặc điểm của cầu bàng quang: căng đau nhiều hay mềm ít đau
D. Thông tiểu được hay không
-
Câu 19:
Nguyên nhân gây bí tiểu cấp thường gặp nhất ở người cao tuổi là:
A. Hẹp niệu đạo
B. Xơ hẹp cổ bàng quang
C. Giập niệu đạo
D. Sỏi bàng quang
-
Câu 20:
Không phải là nguyên nhân gây bí tiểu mạn:
A. U xơ tiền liệt tuyến
B. Hẹp niệu đạo
C. Xơ hẹp cổ bàng quang
D. Giập niệu đạo
-
Câu 21:
Tiểu tắc giữa dòng là triệu chứng điển hình của:
A. U xơ tiền liệt tuyến
B. Sỏi bàng quang
C. Sỏi niệu đạo
D. Hẹp niệu đạo
-
Câu 22:
Tiểu rắt (tiểu lắt nhắt nhiều lần trong ngày) biểu hiện bằng:
A. Số lần đi tiểu nhiều trong ngày mà thể tích nước tiểu mỗi lần đi tiểu bình thường
B. Số lần đi tiểu nhiều trong ngày mà thể tích nước tiểu mỗi lần đi tiểu tăng ít
C. Số lần đi tiểu nhiều trong ngày mà thể tích nước tiểu mỗi lần đi tiểu giảm ít
D. Số lần đi tiểu nhiều trong ngày mà thể tích nước tiểu mỗi lần đi tiểu giảm nhiều
-
Câu 23:
Tiểu rắt (tiểu lắt nhắt nhiều lần trong ngày) là biểu hiện của tình trạng:
A. Viêm bàng quang
B. Bàng quang bé (thể tích giảm)
C. Bàng quang bị kích thích
D. Sỏi bàng quang
-
Câu 24:
Hội chứng viêm bàng quang bao gồm:
A. Tiểu rắt và tiểu tắc giữa dòng
B. Tiểu rắt và tiểu buốtc
C. Tiểu rắt và tiểu khó
D. Các câu trên đều đúng
-
Câu 25:
Sỏi niệu quản đoạn sát thành bàng quang không thể gây:
A. Đau âm ỉ thắt lưng
B. Đái máu toàn bãi
C. Hội chứng viêm bàng quang
D. Đái máu cuối bãi
-
Câu 26:
Sỏi bàng quang không thể gây ra:
A. Đái máu cuối bãi
B. Đái máu đầu bãi
C. Đái máu toàn bãi
D. Tiểu đục
-
Câu 27:
Đái máu toàn bãi do sỏi bàng quang là do:
A. Sỏi quá to
B. Sỏi quá cứng
C. Bệnh nhân dễ bị chảy máu
D. Biến chứng viêm bàng quang nặng
-
Câu 28:
Đái máu đầu bãi là do:
A. Sỏi bàng quang
B. U bàng quang
C. U bàng quang nằm ở sát cổ bàng quang
D. Tổn thương niệu đạo (sỏi NĐ, U NĐ, giập niệu đạo không gây bí tiểu)
-
Câu 29:
Đái máu cuối bãi biểu hiện bằng:
A. Máu chảy tự nhiên ra ngoài qua miệng sáo sau khi đi tiểu
B. Máu pha lẫn nước tiểu
C. Phần nước tiểu đầu tiên có pha lẫn máu
D. Nước tiểu trong nhưng những giọt cuối cùng có lẫn máu
-
Câu 30:
Đái máu cuối bãi không do:
A. Sỏi bàng quang
B. U bàng quang
C. U bàng quang nằm ở sát cổ bàng quang
D. Tổn thương niệu đạo (sỏi NĐ, U NĐ, giập niệu đạo không gây bí tiểu)